Chat with us, powered by LiveChat

Với dân công nghệ, chắc hẳn đã chẳng còn xa lạ gì với thuật ngữ laptop workstation. Đây là một công cụ học tập, làm việc gắn liền với rất nhiều cá nhân, nhất là những người đòi hỏi phải sử dụng những máy tính có cấu hình cao và ổn định.  

Vậy laptop workstation là gì? Đối tượng sử dụng sản phẩm là ai? Có nên mua laptop workstation cũ hay không? Cùng Hapigo tìm hiểu và khám phá 5 chiếc laptop workstation cũ đáng đầu tư nhất hiện nay nhé!

Laptop Workstation là gì? 

Laptop workstation hay còn được biết đến là máy trạm di động, là những chiếc laptop đặc biệt được thiết kế riêng cho những đối tượng, những nhu cầu đòi hỏi kỹ thuật, hiệu suất cao. Một số công việc cần phải dùng đến laptop workstation có thể kể đến như:

  • Xử lý đồ học, hình ảnh 3D trở lên hay chỉnh sửa những video độ phân giải cao 4K,…
  • Thiết kế máy móc kỹ thuật, lập bản phác thảo kiến trúc xây dựng
  • Lập trình, viết code của dân công nghệ thông tin, IT, lập trình viên
  • Xử lý âm thanh chất lượng cao của những sinh viên điện ảnh, dựng phim,…
  • Và rất nhiều những chuyên ngành khác nữa …
Laptop workstation là gì
Laptop workstation là gì

Thông thường, laptop workstation sẽ được trang bị bộ vi xử lý core i7 trở lên. Điểm khác biệt lớn nhất giữa laptop workstation với những laptop thông thường nằm ở GPU. Những máy trạm di động này đều có card đồ họa Quadro hoặc Fire – Pro với khả năng chạy các ứng dụng Autocad, Pro-engineering một cách mượt mà, ổn định và dễ dàng nhất. 

Nhìn chung, laptop workstation là một sự cải tiến vượt bậc hơn so với những chiếc máy tính xách tay thường thấy trên thị trường. Chúng sở hữu những tính năng vượt trội, được trang bị bộ xử lý nhanh hơn, CPU mạnh mẽ hơn và bộ nhớ cũng ưu việt hơn. 

Đặc điểm nổi bật laptop Workstation

Như đã nói, laptop workstation sẽ ưu việt hơn rất nhiều so với những laptop thông thường. Vậy đặc điểm nổi bật nhất của những máy trạm di động này là gì? 

Cấu hình mạnh mẽ, ổn định

Laptop workstation là dòng sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp nên mọi tính năng, trang bị đều là loại xịn và ưu việt nhất. Máy được trang bị con chip thế hệ mới nhất, dung lượng ổ cứng cực lớn. 

Nhờ đó đảm bảo máy thực hiện các tác vụ đa nhiệm mượt mà, trơn tru và ổn định nhất. Tốc độ xử lý thông tin của laptop workstation cũng nhanh chóng gấp nhiều lần máy tính xách tay thông thường. 

Laptop workstation cũ
Laptop workstation cũ

Màn hình sắc nét, chi tiết

Laptop workstation là những máy tính phục vụ cho những đối tượng khách hàng chuyên nghiệp, toàn là dân kinh doanh, kiến trúc sư, lập trình viên, nhiếp ảnh gia, dựng phim,… Vì thế màn hình hiển thị cũng cao cấp và sắc nét hơn hẳn nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu công việc của họ. 

Màu sắc của những máy trạm di động này chi tiết và rõ nét đến từng pixel. Màn hình là loại full HD trở lên cho chất lượng hình ảnh sắc nét, sống động, chân thực nhất, đặc biệt là ở các mẫu laptop Dell workstation. 

Card đồ họa rời cao cấp

Hầu hết các laptop workstation đều sử dụng card đồ họa rời, qua đó cho khả năng và hiệu suất xử lý hình ảnh, video cao nhất. Hiện những loại card VGA chất lượng và nổi tiếng nhất là Nvidia Quadro và AMD. Và đa số các máy trạm di động đều sử dụng sản phẩm đến từ 2 thương hiệu nay. 

Laptop workstation cũ
Laptop workstation cũ

Hệ thống tản nhiệt ấn tượng

Bởi vì là những máy tính chuyên dùng để phục vụ cho những công việc cường độ cao nên hệ thống tản nhiệt của laptop workstation đặc biệt được chú trọng đầu tư. Thông thường, các hãng sẽ thiết kế hệ thống tản nhiệt riêng biệt cho từng vùng GPU và CPU. 

Qua đó, đảm bảo máy được làm mát một cách tốt nhất, không lo nóng máy hoặc gây ra các tình trạng gián đoạn giữa chừng. Đặc biệt, chúng giúp máy hoạt động ổn định và nâng cao tuổi thọ. 

Dễ nâng cấp phần cứng

Một ưu điểm nữa phải kể đến khi nhắc đến những chiếc máy trạm di động cao cấp đó là khả năng nâng cấp phần cứng dễ dàng. Trong quá trình làm việc không tránh khỏi sẽ phát sinh những nhu cầu cao hơn, phải xử lý lượng thông tin, dữ liệu lớn hơn nên việc nâng cấp laptop workstation cho phù hợp là điều rất cần thiết. 

Vừa hay, việc “lên đời” cho những chiếc máy trạm di động này thực hiện tương đối dễ dàng. Bạn chỉ cần mang máy đến cửa hàng máy tính uy tín, mọi thứ sẽ có đội ngũ kỹ thuật lo hết.  

Cũng chính vì những đặc điểm vượt trội trên, giá của laptop workstation sẽ khá cao và không phải đối tượng nào cũng có thể đầu tư mua mới được. Vậy câu hỏi đặt ra là Có nên mua laptop workstation cũ không? Cùng mình tìm lời giải đáp ngay sau đây nhé!

Laptop Workstation cũ
Laptop Workstation cũ

Có nên mua laptop Workstation cũ?

Như đã đề cập, laptop workstation là sản phẩm dành cho phân khúc hàng cao cấp nên giá thành sẽ hơi “chát”. Với tầm giá 20 triệu đồng, bạn có thể sở hữu được một chiếc laptop workstation nhưng với cấu hình và hiệu năng chỉ ở mức “tạm ổn”. 

Do đó, nhiều người sẽ lựa chọn mua laptop workstation cũ, vừa tiết kiệm chi phí mà còn có thể sở hữu những máy trạm di động cấu hình vượt trội, đa nhiệm mượt mà hơn. Thông thường, những chiếc laptop workstation cũ sẽ có giá thành “mềm mỏng” hơn và phù hợp với mức thu nhập trung bình thấp của người dân Việt Nam hiện nay. 

Top 5 laptop Workstation đáng “xuống tiền” nhất hiện nay

Laptop HP EliteBook 8570W core i7 – Laptop workstation cũ giá rẻ nhất

Sản phẩm đầu tiên mà Hapigo muốn giới thiệu đến anh em đó là chiếc laptop cũ hp elitebook 8570w workstation – intel core i7. Với dung lượng cực lớn và cấu hình mạnh mẽ, chiếc laptop workstation cũ này thích hợp cho các anh em IT gõ code, lập trình, hay dân kỹ sư thiết kế đồ họa,… 

Laptop HP EliteBook 8570W core i7 - Laptop workstation cũ giá rẻ nhất
Laptop HP EliteBook 8570W core i7 – Laptop workstation cũ giá rẻ nhất

Thông số kỹ thuật

  • CPU: Intel core i7 
  • RAM: 8GB DDR3
  • Ổ cứng: SSD 240GB
  • Card đồ họa: card rời AMD Fire pro M4000 hoặc Nvidia Quadro K1000M
  • Màn hình: 15.6 inch full HD 

Đánh giá

Ưu điểm

  • Thiết kế hầm hố, góc cạnh và mạnh mẽ, nam tính, phù hợp cho các bạn nam học công nghệ, nghiên cứu,…
  • Các chi tiết lắp ráp tinh tế, ăn khớp với nhau chắc chắn, độ bền cao
  • Chỉ sử dụng một quạt tản nhiệt nhưng hiệu suất cao hơn hẳn dòng Dell
  • Giá thành rẻ nhất trong 3 hãng nổi tiếng, so với Dell Precision và Lenovo Thinkpad

Nhược điểm

  • Kích thước to và khá nặng, hơi cồng kềnh và bất tiện cho các bạn mang đi học, đi làm
  • Thỉnh thoảng máy vẫn bị chậm, lag nếu thực hiện nhiều tác vụ cùng lúc

Giá tham khảo

Hiện laptop workstation cũ Hp Elitebook 8570W Intel core i7 đang được bán tại rất nhiều các cửa hàng mua bán laptop trên toàn quốc, với mức giá khoảng 8.000.000 VNĐ

Laptop HP ZBook 15 G3 – Laptop Workstation cũ chất lượng đẳng cấp

Chiếc laptop hp workstation cũ tiếp theo mình muốn gợi ý anh em đó là con laptop HP Zbook 15 G3. Sở hữu thông số ấn tượng cùng mức giá phải chăng, chiếc laptop workstation cũ nhà HP này thích hợp cho các bạn sinh viên đang học thiết kế hình ảnh 3D chuyên nghiệp, lập trình, kỹ thuật xây dựng,… 

Optimized Laptop workstation cu 2
Laptop HP ZBook 15 G3 – Laptop Workstation cũ chất lượng đẳng cấp

Thông số kỹ thuật

  • CPU: Intel core i7 
  • RAM: 8GB DDR4
  • Ổ cứng: SSD 256GB
  • Card đồ họa: card rời AMD Firepro W5170M hoặc Nvidia Quadro M1000M
  • Màn hình: 15.6 inch full HD 
  • Trọng lượng: 2.59kg

Đánh giá

Ưu điểm

  • Bộ xử lý cao cấp nhất, dung lượng lưu trữ lớn, RAM nhiều
  • Xử lý các tác vụ mượt mà, trơn tru, ít gặp tình trạng giật lag
  • Đã được kiểm nghiệm có khả năng chịu nhiệt, chống sốc tốt, độ bền cao

Nhược điểm

  • Trọng lượng khá lớn, tính di động linh hoạt chưa cao

Giá tham khảo

Hiện laptop workstation cũ HP ZBook 15 G3 đang có giá dao động khoảng 7.000.000 – 9.000.000 VNĐ. Bạn có thể đến trực tiếp các cửa hàng máy tính uy tín để mua sản phẩm hoặc đặt online tại các gian hàng chính hãng trên Shopee Mall, Tiki, LazaMall,…

Laptop Dell Precision M6700 – Ông vua của dòng laptop workstation cũ

Một trong những chiếc laptop workstation cũ được nhiều anh em tìm kiếm nhất hiện nay phải kể đến laptop Dell Precision M6700 core i7 3720HQ. Đây được đánh giá là chiếc máy trạm di động có tốc độ xử lý nhanh nhất hiện nay. 

Hơn nữa, với giá thành cực “hạt dẻ”, em này phù hợp cho những sinh viên, người đi làm có nhu cầu sử dụng máy tính cao, đòi hỏi các tính năng tiên tiến, giải quyết các thuật toán phức tạp, đồ họa, lập trình,… Đặc biệt, chiếc laptop Dell workstation cũ này còn có khả năng đáp ứng cả nhu cầu chiến game của các anh em game thủ nữa đấy. 

Laptop Dell Precision M6700 - Ông vua của dòng laptop workstation cũ
Laptop Dell Precision M6700 – Ông vua của dòng laptop workstation cũ

Thông số kỹ thuật

  • CPU: Intel core i7 11850H
  • RAM: 8GB DDR4 buss up to 32GB
  • Ổ cứng: SSD 128GB và HDD 500GB
  • Card đồ họa: card rời Nvidia Quadro K3000M và Intel 4000
  • Màn hình: 17.3 inch full HD 

Đánh giá

Ưu điểm

  • Tốc độ xử lý nhanh nhất kèm theo nhiều tính năng vượt trội
  • Các phím có độ thả trung bình, khi gõ không phát ra tiếng ồn
  • Có thể dùng để chơi game rất mượt
  • Giá thành rẻ hơn so với nhiều laptop cũ khác

Nhược điểm

  • RAM có dung lượng 8GB, cần phải cắm buss thêm nếu có nhu cầu lưu trữ lớn

Giá tham khảo

Hiện laptop workstation cũ Dell Precision M6700 đang được bán với giá khoảng 15.000.000 VNĐ. Anh em có thể tham khảo giá chi tiết tại nhiều shop và so sánh để mua được với giá tốt nhất nhé. 

Laptop Dell Precision M4800 – Laptop workstation cũ được yêu thích nhất

Một chiếc laptop Dell workstation cũ nữa được nhiều bạn yêu thích hiện nay phải kể đến Laptop Dell Precision M4800. Xét về thông số thì M4800 sẽ “lép vế” hơn một chút so với chiếc máy trạm M6700 vừa review ở trên. Nhưng tính năng và cấu hình của em này vẫn đủ mạnh để anh em chiến game, học tập và thực hiện những tác nặng như thiết kế đồ họa, chỉnh sửa ảnh 2D, 3D, viết code,… 

Laptop Dell Precision M4800 - Laptop workstation cũ được yêu thích nhất
Laptop Dell Precision M4800 – Laptop workstation cũ được yêu thích nhất

Thông số kỹ thuật

  • CPU: Intel core i7 11850H
  • RAM: 8GB PC3 
  • Ổ cứng: SSD 240GB và HDD 500GB
  • Card đồ họa: card rời Nvidia Quadro K1100 2GB
  • Màn hình: 15.6 inch full HD 

Đánh giá

Ưu điểm

  • Thiết kế vuông vắn, góc cạnh và hầm hố, phù hợp với các anh em nam tính
  • Vỏ ngoài làm từ hợp kim nhôm, khung máy làm từ magie cấu trúc tổ ong, đảm bảo chắc chắn và độ bền cao
  • Cấu hình mạnh mẽ, máy hoạt động tốt trên các nền tảng Autocad, Sketchup, dựng 3D,..
  • Trang bị 2 quạt tản nhiệt giúp máy hoạt động xuyên ngày xuyên đêm mà không sợ hại máy
  • Giá thành rẻ hơn rất nhiều những máy trạm khác mà tính năng gần như tương đương

Nhược điểm

  • Cần tốn thêm chi phí nâng cấp ổ cứng nếu có nhu cầu lưu trữ lớn

Giá tham khảo

Hiện laptop workstation cũ Dell M4800 đang có giá dao động trên dưới 13.500.000 VNĐ tùy vào từng cửa hàng khác nhau. 

Laptop Lenovo Thinkpad P1 – Laptop workstation cũ “xịn sò” nhất

Chiếc laptop workstation cuối cùng mình muốn bật mí anh em đó là Lenovo Thinkpad P1. Trong 5 sản phẩm kể trên đây thì chiếc máy trạm di động cũ này có giá thành cao nhất nhưng chất lượng thì không phải bàn cãi. Với cấu hình mạnh mẽ, chiếc laptop này có thể đáp ứng mọi yêu cầu phức tạp nhất như thiết kế ảnh 3D chuyên nghiệp, lập trình, viết code,…

Laptop Lenovo Thinkpad P1 - Laptop workstation cũ “xịn sò” nhất
Laptop Lenovo Thinkpad P1 – Laptop workstation cũ “xịn sò” nhất

Thông số kỹ thuật

  • CPU: Intel core i7 8750H
  • RAM: 16GB 
  • Ổ cứng: SSD 256GB
  • Card đồ họa: card rời Nvidia Quadro P1000
  • Màn hình: 15.6 inch full HD 
  • Trọng lượng: 1.71kg

Đánh giá

Ưu điểm

  • Cấu hình khỏe, dung lượng lớn, cho phép xử lý đa nhiệm mượt mà và giải quyết được cả những công việc phức tạp
  • Bàn phím thoải mái, độ nảy cao, giúp tốc độ gõ nhanh
  • Thiết kế vuông vắn, khỏe khoắn, chất liệu vỏ và khung nhôm mang đến độ bền chắc chắn
  • Trọng lượng nhẹ, dễ mang theo và thuận tiện khi di chuyển

Nhược điểm

  • Tuổi thọ pin không được cao như Dell

Giá tham khảo

Hiện laptop workstation cũ Lenovo Thinkpad P1 đang có giá khoảng 40.000.000 – 50.000.000 VNĐ tùy vào từng cửa hàng hay mức độ nâng cấp của anh em. 

Kinh nghiệm chọn laptop Workstation cũ giá rẻ chất lượng 

Không phải chiếc laptop workstation cũ nào cũng đảm bảo hoạt động ổn định, đáp ứng kỳ vọng của khách hàng. Có thể sau mua về, máy rất nhanh xuống cấp, hỏng hóc một vài thiết bị, càng khiến bạn tốn kém chi phí hơn. Dưới đây sẽ là những kinh nghiệm “xương máu” giúp anh em chọn được chiếc laptop workstation cũ giá rẻ chất lượng nhất. 

Chọn laptop Workstation cũ theo nhu cầu cá nhân

Dù có là laptop workstation cũ đi chăng nữa thì giá thành của chúng cũng không hề thấp. Do đó, bạn không nên “vung tiền” đầu tư vào những con máy tính trạm di động quá cao cấp làm gì. Vừa tốn kém mà không cần thiết, bởi bạn cũng không dùng hết hiệu năng của nó được. 

Ngược lại, cũng đừng nên tiếc tiền mà chọn mua một con laptop workstation cũ giá quá rẻ, hiệu năng quá thấp. Vừa phí tiền mà lại vừa làm hỏng việc của bạn, vì chẳng thể đáp ứng nhu cầu học hành, làm việc,… 

Kết luận là, trước khi quyết định mua laptop workstation cũ thì bạn cần phải xác định nhu cầu của bản thân trước đã. Xem rằng bạn sẽ cần gì ở máy, chất lượng xử lý hình ảnh, video ở mức nào, dung lượng bộ nhớ cao hay thấp,… để chọn được chiếc laptop workstation phù hợp nhất.  

Laptop workstation cũ
Laptop workstation cũ

Lựa chọn thương hiệu và dòng laptop phù hợp

Một tiêu chí tiếp theo cũng quan trọng không kém khi mua laptop workstation cũ đó là chọn thương hiệu uy tín. Hiện trên thị trường có rất nhiều hãng máy tính nổi tiếng khác nhau, tuy nhiên được đánh giá cao nhất trong dòng máy workstation phải kể đến 3 ông lớn là Dell Inspiron, HP Elitebook và Lenovo Thinkpad. 

Xem thêm: Nên mua laptop hãng nào 2024: 8 thương hiệu bán chạy nhất

Kiểm tra cơ học laptop Workstation cũ

Một lưu ý quan trọng nhất định phải nhớ khi mua laptop workstation cũ đó là phải kiểm tra máy kỹ càng. Vì là sản phẩm đã qua sử dụng, đã bị bóc hộp nên bạn không thể nào đảm bảo được chất lượng sản phẩm có tốt hay không. Do đó, bạn cần kiểm tra một vài thông số và tình trạng máy thông qua các bước dưới đây:

Bước 1: Kiểm tra tổng thể laptop 

Đầu tiên, hãy kiểm tra tổng thể chiếc laptop workstation cũ thông qua hình dáng bên ngoài một cách chi tiết, cẩn thận nhất. Xem rằng máy có bị va đập mạnh, nứt vỡ chỗ nào chưa? Viền cạnh máy có bị hở không? Các khớp nối màn hình với thân máy, bản lề có bị lỏng lẻo không? 

Nếu có, rất có thể chiếc máy tính này đã bị tháo ra lắp vào nhiều lần để sửa chữa và không còn đảm bảo được các tính năng như ban đầu. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra cả tem mác bảo hành của máy hoặc những điểm ốc vặn để xem máy đã qua sửa chữa chưa và nếu có, tình trạng sửa là như thế nào, những lỗi gì và đã khắc phục được đến đâu,…

Linh kiện của laptop workstation cực kỳ phức tạp. Nếu không may bị hỏng hóc, nhất là hỏng bo mạch chủ thì khả năng phục hồi để máy chạy bền bỉ như ban đầu là không dễ dàng. Điều này sẽ càng khó khăn hơn với trình độ sửa chữa nghiệp dư của những cửa hàng máy tính kém uy tín. Vì thế, tốt hơn hết là hãy chọn mua tại những địa chỉ, cơ sở máy tính có thương hiệu, được nhiều khách hàng tin tưởng và đánh giá tích cực. 

Laptop workstation cũ
Laptop workstation cũ

Bước 2: Kiểm tra màn hình máy tính

Về màn hình, anh em cần kiểm tra xem có vết trầy xước hay nứt vỡ quá nổi bật nào không? Vì là máy cũ nên không thể tránh khỏi một vài vết xước nhỏ, điều này có thể chấp nhận được nhưng vết trầy quá lớn thì nên cân nhắc lại. 

Tiếp theo đó là kiểm tra những điểm chết trên màn hình, xem có hiện những vệt sáng ngang dọc, hay những đốm đen nhỏ bất thường nào không. Nhất là dân thiết kế đồ họa, thường xuyên phải xử lý hình ảnh thì càng nên lưu ý kiểm tra vấn đề này, tránh gây ảnh hưởng đến hiệu suất công việc. 

Bước 3: Kiểm tra pin máy tính

Với những thiết bị điện tử nói chung, không chỉ riêng laptop workstation cũ mà kể cả máy mới, điện thoại, ipad,… sau một thời gian sử dụng sẽ có dấu hiệu chai pin. Vì thế, bạn kiểm tra thời lượng pin của máy xem có ổn không? Mách bạn một mẹo nhỏ đó là hãy dùng phần mềm Battery Care nhé!!

Laptop workstation cũ
Laptop workstation cũ

Bước 4: Kiểm tra bàn phím và chuột laptop

Đây cũng là một bước kiểm tra khá quan trọng khi mua laptop workstation cũ. Hãy quan sát và thử trải nghiệm trực tiếp xem các phím có đầy đủ, có bị bung rời phím nào hay không? Bàn phím có nhạy, hay bị bó cứng ở điểm nào không? 

Bên cạnh đó, anh em cũng cần cắm chuột và test trực tiếp ngay tại cửa hàng. Xem rằng chuột có cảm ứng tốt không, có bị nhảy lung tung hay thỉnh thoảng gặp tình trạng đơ lag không? 

Nếu có những tình trạng trên, anh em nên xem xét lại chiếc laptop workstation đó hoặc yêu cầu cửa hàng thay mới bàn phím, chuột tốt hơn trước khi mua. 

Bước 5: Kiểm tra cấu hình máy tính

Cấu hình máy tính là thông số quan trọng nhất mà người mua cần phải quan tâm khi mua laptop workstation. Hãy kiểm tra xem cấu hình máy có đúng với thông tin người bán đã giới thiệu và có đáp ứng nhu cầu sử dụng của anh em hay chưa nhé. 

Xem thêm: 5 cách kiểm tra thông tin laptop một cách đơn giản nhất

Laptop workstation cũ
Laptop workstation cũ

Bước 6: Kiểm tra các cổng kết nối và tiện ích 

Với thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc máy kết nối wifi ổn mọi lúc mọi nơi là rất cần thiết. Hãy kiểm tra tốc độ truy cập mạng của máy, có bị rớt mạng giữa chừng hay không. Nếu sóng wifi trên laptop workstation còn yếu hơn cả trên điện thoại thì bạn nên cân nhắc lại. 

Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra các cổng kết nối USB, HDMI, bằng cách cắm thử, kiểm tra loa, bluetooth và webcam nếu cần thiết. Những thao tác kiểm tra này cực đơn giản và nhanh chóng, vậy hà cớ gì mà không check kỹ càng để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho mình?  

Nên đi mua cùng những người am hiểu, có kinh nghiệm về laptop

Bạn có phải là người am hiểu về công nghệ? Nếu không thì hãy đi mua laptop workstation cũ cùng những người bạn, người thân có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Họ sẽ giúp bạn test máy và đưa ra cho bạn những lời khuyên hữu ích nhất. Tránh trường hợp “gà mờ” đi mua máy rồi để “tiền mất tật mang”, xót tiền mà chẳng được việc gì cả. 

Chọn địa chỉ mua laptop Workstation cũ uy tín

Cuối cùng, một điều mà bạn cần hết sức lưu ý khi đi mua laptop workstation cũ đó là hãy chọn những địa chỉ uy tín. Giá cả của dòng máy tính này không phải thấp, nếu chẳng may mua phải hàng rởm thì cực kỳ phung phí tiền của. 

Vậy thế nào là một cửa hàng máy tính đáng tin? Hãy nhìn vào quy mô và tính xây dựng hình ảnh, thương hiệu của họ. Ngoài ra, anh em có thể “đột nhập” vào các hội nhóm chuyên tám về laptop, máy tính để tìm hiểu thông tin, đánh giá của khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ của cửa hàng. 

Laptop workstation cũ
Laptop workstation cũ

Địa chỉ mua laptop workstation cũ uy tín

Nếu bạn chưa biết địa chỉ bán laptop workstation cũ nào uy tín, hãy tham khảo gợi ý dưới đây của Hapigo nhé. 

Địa chỉ mua laptop workstation cũ Hà Nội

Một vài địa chỉ mua laptop workstation cũ Hà Nội mà anh em có thể tham khảo như:

  • Cửa hàng Laptop Ky Su: Địa chỉ tại Nam Từ Liêm Hà Nội – Website: https://laptopkysu.vn/
  • Cửa hàng Laptop Hà Nội: Địa chỉ tại 141 Lê Thanh Nghị, Hai Bà Trưng, Hà Nội – Website: https://laptophanoi.com.vn/
  • Cửa hàng Laptop Lê Sơn: Địa chỉ tại 337 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội – Website: https://laptopleson.com/

Địa chỉ mua laptop workstation cũ TP. Hồ Chí Minh

Anh em nào đang sống tại khu vực TP. Hồ Chí Minh có thể ghé các cửa hàng bán laptop workstation cũ HCM như:

  • Cửa hàng laptop Lê Sơn: Địa chỉ tại 236 Cộng Hòa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh – Website: https://laptopleson.com
  • Cửa hàng GAMA Laptop: Địa chỉ tại 119/31 đường 3 tháng 2, Phường 11, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh – Website:https://gamalaptop.vn
  • Cửa hàng laptop Titan: Địa chỉ tại 47/42/11 Bùi Đình Túy, Phường 12, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh – Website: https://laptoptitan.vn

Kết lại

Laptop Workstation là dòng sản phẩm cao cấp, cấu hình mạnh mẽ, dung lượng lớn, khả năng hiển thị sắc nét, rất đáng để các bạn có nhu cầu sử dụng cao, dân lập trình, công nghệ, kỹ thuật,… đầu tư. Trên đây là gợi ý top 5 laptop workstation cũ giá rẻ chất lượng nhất cùng địa chỉ mua uy tín. 

Hy vọng bài viết trên của Hapigo sẽ cung cấp thêm cho bạn nhiều thông tin hữu ích trong việc lựa chọn sản phẩm laptop phù hợp. Đừng quên thường xuyên ghé thăm Hapigo, chúng tôi sẽ cập nhất những mẫu laptop mới nhất cho anh em tham khảo.

Share.

Leave A Reply