Việc phát hiện dấu hiệu tai biến sớm sẽ giúp bạn có những biện pháp điều trị kịp thời trước khi bệnh chuyển biến xấu. Song, dù ở giai đoạn nào thì đây cũng là một trong những căn bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng và sức khỏe dù là ở thể nhẹ. Do đó, nhằm giúp bạn nắm vững được dấu hiệu nhận biết cũng như cách phòng ngừa hiệu quả nhất, Hapigo sẽ giúp bạn giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Tai biến nguy hiểm như thế nào đối với sức khỏe con người?
Tai biến hay còn có tên gọi là đột quỵ não, tai biến mạch máu não, là hiện tượng não không được cung cấp đầy đủ máu từ đó thiếu oxy và các chất dinh dưỡng. Trong thời gian ngắn chỉ tầm vài phút nếu máu não vẫn không được lưu thông thì các tế bào não sẽ chết, làm tổn thương đến vùng não cũng như các cơ quan khác trên cơ thể. Nặng hơn có thể dẫn tới tử vong.
Hiện nay số người tử vong do tai biến mạch máu não ngày một tăng và đây cũng là nguyên nhân gây tử vong lớn thứ 3 trên toàn thế giới, là nối sợ hãi của rất nhiều người ở mọi lứa tuổi khác nhau. Việc phát hiện sớm được những dấu hiệu bệnh sẽ giúp bạn có được phác đồ điều trị bệnh đúng cách, giảm thiểu nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Tuy nhiên dấu hiệu của tai biến mạch máu não của người già và người trẻ cũng có sự khác nhau, đồng thời những dấu hiệu tai biến nhẹ cũng được nhiều người quan tâm để có thể phòng bệnh được hiệu quả. Vậy dưới đây cũng mình tìm hiểu kĩ hơn các dấu hiệu tai biến.
Dấu hiệu tai biến nhẹ và cách điều trị
Tai biến nhẹ hay còn được gọi là tai biến mạch máu não hồi phục nhanh hoặc đột quỵ não thể nhẹ. Nguyên nhân xảy ra tình trang tai biến nhẹ là thiếu máu não thoáng qua, người bệnh nhanh chóng hồi phục lại sau một thời gian ngắn. Với tình trạng này, gần như bệnh không để lại biến chứng gì nhưng đây chính là dấu hiệu của tình trạng tai biến thực sự trong tương lai có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Dấu hiệu của tai biến nhẹ
Các dấu hiệu của tai biến nhẹ tương đối giống so với đột quỵ nhưng sẽ nhanh chóng biến mất sau 1-2 tiếng.
- Đau đầu dữ dột bất thường: Nếu bạn gặp phải những cơn đau đầu đột ngột, bất thường và tự khỏi sau một khoảng thời gian ngăn thì chính là dấu hiệu nhân biết của tai biến nhẹ mà nhiều người thương bỏ qua. Theo nghiên cứu thì có tới hơn 80% bệnh nhân bị tai biến nhẹ sẽ có dấu hiệu này
- Cảm thấy mất thăng bằng, chóng mặt, ù tai: Cảm giác chóng mặt, ù tai, không đứng vững và có thể cảm thấy một bộ phận trên cơ thể như tay chân bị yếu đi nhưng cũng nhanh chóng hết. Đây cũng là một trong những dấu hiệu tai biến nhẹ cần được chú ý. Các triệu chứng này xảy ra khi mạch máu bị tắc nghẽn khiến khí huyết không thể lưu thông bình thường.
- Rối loạn ngôn ngữ tạm thời: Một trong những dấu hiệu của tai biến nhẹ chính là khó diễn đạt biểu cảm theo ý muốn,nói nhưng mọi người xung quanh không hiểu.
- Các đầu ngón tay, ngón chân bị tê, bị châm chích: Nếu bạn cảm thấy có hiện tượng tê bì, cảm giác như bị kim châm thì khi máu không được lưu thông tại tay, chân thì có thể là dấu hiệu của bệnh tai biến.
- Rối loại thị giác: Một số dấu hiệu như hoa mắt, chói mắt, có hiện tượng lập lòe xuất hiện trong thời gian ngắn cũng là biểu hiện của bệnh tai biến nhẹ. Tuy nhiên nhiều người cũng có thể bị nhầm sang bệnh lý khác như loạn cận thị, mệt mỏi,… nên nhiều người sẽ chủ quan.
- Rối loại nhận thức: Tự nhiên không thể nhớ ra một sự việc, vấn đề nào đó, mất định hình về không gian, thời gian cũng là dấu hiệu đột quỵ nhẹ
Cách điều trị tai biến nhẹ
Khi có dấu hiệu tai biến nên làm gì? Khi xuất hiện những dấu hiệu tai biến nhẹ, bạn có thể thực hiện những điều sau để giúp tình trạng bệnh không chuyển biến xấu sang tai biến mạch máu não:
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Bổ sung vitamin và chất xơ, tăng cường ăn các loại hạt và rau xanh
- Bổ sung hoa quả nhất là những loại quả có nhiều nước, giàu vitamin và kali
- Hạn chế những loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, các món đồ ăn nhanh, ăn nhiều món hấp, luộc
- Nên ăn nhạt, giảm lượng muối
Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học
- Giữ tinh thần lạc quan, tránh làm việc quá sức
- Kiểm soát cân nặng
- Sinh hoạt ngủ nghỉ ăn uống đúng giờ giấc
- Kiểm soát các chỉ số ổn định như chỉ số huyết áp, đường huyết, mỡ mãu
- Rèn luyện thể dục thể thao
Đến kiểm tra tại các cơ sở y tế
Nếu thấy có dấu hiệu bệnh tai biến nhẹ cần đến kiểm tra tại những bệnh viên có chuyên môn để có thể kịp thời phát hiện bệnh, đưa ra phác đồ điều trị một cách hiệu quả nhất.
Tai biến ở người trẻ: Dấu hiệu và cách phòng ngừa
Tai biến ở người trẻ hiện nay đang ngày một có xu hướng gia tăng. Theo thông kế của tổ chức đột quỹ Mỹ cho biết số người tai biến ở độ tuổi từ 18-45 chiếm tới 15% tổng số người mắc bệnh tai biến. Do đó các bạn trẻ cũng không nên chủ quan với loại bệnh này.
Những cơn tai biến của người trẻ thường xảy ra khá đột ngột khiến người bệnh khó trở tay kịp. Do đó việc để ý, theo dõi tình trạng sức khỏe mỗi ngày sẽ giúp bạn có thể phát hiện được những dấu hiệu cảnh báo sớm, từ đó kịp thời điều trị. Dưới đây là những dấu hiệu tai biến ở người trẻ bao gồm:
- Thường xuyên cảm thấy đau dầu, mệt mỏi, chóng mặt: Đây chắc hẳn là những triệu chứng xuất hiện đầu tiên của những người bị tai biến. Tuy nhiên lại khiến người bệnh dễ nhầm lẫn với những loại bệnh khác, khiến người bệnh dễ chủ quan. Tình trạng ngày thường xảy ra một cách đột ngột, có thể xảy ra bất cứ lúc nào ngay cả lúc người bệnh đang nghỉ ngơi.
- Rối loại cảm giác vận động: Những người trẻ bị tình trạng như liệt nhẹ nửa người, hạn chế vận động,… thì có nguy cơ cao đang dẫn tới tai biến mạch máu não. Nếu ở trạng thái tai biến nhẹ thì những triệu chứng này có thể hồi phục sau một vài phút. Còn nếu bạn bi thiếu máu cục bộ thì có thể dẫn tới di chứng suốt đời.
- Rối loại ngôn ngữ: Tai biến cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ khiến người bệnh cảm thấy khó nói, không thể diễn đạt những thông tin bằng lời. Khi ở trong tình trạng này thì đây là mức độ tai biến tương đối nặng.
- Suy giảm trí nhớ: Các bạn trẻ khi bị tai biến cũng có thể xuất hiện dấu hiệu suy giảm trí nhớ. Lúc nhớ lúc quên, gặp tình trạng lẫn lộn các vấn đề với nhau,… Nguyên nhân của dấu hiệu này là do sự thiếu hút máu cũng như thiếu hụt oxy nuôi dưỡng các tế bào não.
- Rối loạn cảm giác: Dấu hiệu bị tai biến tiếp theo thường gặp phải ở người trẻ chính là rối loại cảm giác. Cảm giác tê bì tay chân, cảm giác như bị châm chích, kiến bò chính là dấu hiệu cần được người trẻ lưu ý. Nếu tình trạng tê bì tay chân thường xuyên xảy ra mà không do tác động từ môi trường, di truyền, … thì người bệnh cần đi khám để xác định được rõ nguyên nhân nhé.
- Giảm thị lực, nhìn mờ hoặc bị mù tạm thời: Trong một vài trường hợp thì dấu hiệu tai biến mạch máu não cũng có thể là tình trạng mắt nhìn không rõ và có thể bị mù tạm thời một bên mắt. Khi thiếu máu lên não, các cơ quan trên cơ thể không thể hoạt động được bình thường sẽ dẫn tới tình trạng này.
Cách phòng ngừa tai biến ở người trẻ
Để có thể phòng ngừa được bênh tai biến mạch máu não vô cùng nguy hiểm này, dưới đây là một số cách cụ thể bạn có thể tham khảo nhé:
- Hình thành lối sóng lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý, đúng giờ giấc, ngủ đủ giấc
- Cần ngủ nghỉ hợp lý, không nên quá áp lực với công việc
- Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên
- Ăn uống lành mạnh với nhiều rau củ trái cây, hạn chế ăn đồ ăn có dầu mỡ chiên rán, đồ ăn nhiều cồn,…
- Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…
- Giữ tinh thần sáng khoác yêu đời, vui vẻ
- Nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ
Dấu hiệu tai biến ở người già: Nguyên nhân, dấu hiệu và di chứng
Nguyên nhân dẫn tới bệnh tai biến ở người già
Những người ở độ tuổi trên 50 tuổi thì nguy cơ bị tai biến đột quỵ tăng cao. Mọi người đều có thể phải đối mặt với căn bệnh nguy hiểm này, nhất là với những người có những đặc điểm như:
- Lối sống thiếu khóa học như sử dụng nhiều loại chất kích thích có hại cho cơ thể như rượu, bia, thuốc lá,… Không tập thể dục thường xuyên
- Chế độ dinh dưỡng không cân bằng: Chế độ sinh hoạt, ăn uống thiếu kiểm soát cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh tai biến ở người già. Các loại thực phẩm nhiều đường, giàu chất béo sẽ khiến lượng cholesterol xấu tăng cao là nguyên nhân dẫn tới tai biến ở người lớn tuổi
- Các bệnh mạn tính: Một số bệnh mạn tính như xơ vữa động mạch, huyết áp cao, đái tháo đường, bệnh về tim mạch là nguyên nhân dẫn tới tai biến ở người già
Một số dấu hiệu tai biến ở người già
- Tê bì chân tay khi ngủ dậy: Sau khi ngủ dậy cảm giác cơ thể mệt mỏi, tứ chi bị tê liệt khó khăn trong viêc di chuyển thì biểu hiện thường thấy của những người bị bệnh về xương khớp
- Hay cảm thấy hoa mắt chóng mặt, có thể bị ngã đột ngột không giữ được thăng bằng
- Bị xây xẩm mặt mày, nhìn vật bị mờ, tối
- Hay bị đau dầu, hay cảm thấy bị choáng váng đầu óc
- Bị mất tiếng, khó nói hay nặng hơn là không thể nói được
Những di chứng do bệnh tai biến ở người già gây ra
Một số di chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người lớn tuổi khi mắc phải bệnh tai biến.
- Rối loạn chức năng ngôn ngữ: Di chứng để lại trên những người bị tai biến có thể là không nói được, nói lắp, khó khăn trong giao tiếp hằng ngày
- Bị liệt: Sau đột quỵ, nhiều người có thể bị liệt toàn bộ người, nừa người hoặc một hay nhiều bộ phận trên cơ thể
- Ảnh hưởng đến nhận thức: Do một phần não bộ ngừng hoạt động sẽ khiến ảnh hướng đến trí tuệ, trí nhớ của người bệnh, khiến họ gặp khó khăn trong việc nhận thức, nhanh quên, tư duy chậm hơn.
Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết về dấu hiệu tai biến từ đó giúp bạn nâng cao cảnh giác để có thể phòng bệnh được hiệu quả nhất. Mong rằng với những chia sẻ trên đây của Hapigo, bạn đọc có thể bỏ túi cho mình một vài những thông tin hữu ích liên quan đến căn bệnh nguy hiểm này. Ngoài ra nếu bạn quan tâm đến bệnh máu nhiễm mỡ thì cũng có thể tham khảo ngay thông tin trên Hapigo nhé!