Thời gian đắp mặt nạ có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăm sóc da hằng ngày. Do đó mà bạn cần biết đắp mặt nạ bao nhiêu phút là đủ, hợp lý. Bên cạnh đó những thông tin về các bước chăm sóc da mặt đúng cách cũng rất quan trọng. Tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau đây cùng Hapigo nhé.
Đắp mặt nạ khoảng bao nhiêu phút?
Theo nhiều chuyên gia da liễu thì đắp mặt nạ tốt nhất áp dụng cho mọi loại da là từ 15 – 20 phút. Đây là khoảng thời gian vừa đủ để da mặt của bạn phục hồi và tái tạo cũng như hấp thụ các dưỡng chất thiết yếu vào bên trong
Cùng điểm qua thời gian của các loại mặt nạ dưới đây:
Đắp mặt nạ lột trong bao nhiêu phút?
Loại mặt nạ lột sử dụng dạng kem hoặc gel dính thoa lên da sẽ giúp loại bỏ được cơ bản các tạp chất còn bám, tích tụ trên da. Thời gian đắp mặt nạ lột là từ 15 – 20 phút rồi lột từ từ ra, sau đó bạn cần rửa sạch lại bằng nước để lỗ chân lông được se khít hoàn toàn.
Đắp mặt nạ giấy trong bao nhiêu phút?
Đắp mặt nạ giấy được khá nhiều người lựa chọn bởi sự gọn nhẹ dễ sử dụng. Các loại mặt nạ giấy đều chứa thành phần dưỡng chất tốt cho da việc đắp mặt nạ quá lâu sẽ gây tác dụng phụ lên làn da của bạn.
Do đó khi đắp mặt nạ giấy thì bạn để từ 15 – 20 phút sau đó gỡ xuống không cần rửa lại mặt. Hoặc bạn có thể đọc trên bao bì hướng dẫn của nhà sản xuất. Các bước đắp mặt nạ giấy rất đơn giản, bạn có thể xem hướng dẫn trong bài review mặt nạ giấy trên Hapigo.vn
Đắp mặt nạ đất sét trong bao nhiêu phút?
Loại mặt nạ đất sét có đặc tính khô khá nhanh do đó mà khi đắp thì bạn nên lưu trên mặt khoảng 15 phút, tối thiểu là 3 phút để các khoáng chất đủ thời gian thẩm thấu vào da. Khi đủ thời gian thì bạn cần rửa mặt thật sạch bằng nước lạnh tránh còn sót lại cặn trên da gây ra mụn hoặc tạo thành các vết da không đều màu
Đắp mặt nạ dưỡng bao nhiêu phút?
Với các loại mặt nạ dưỡng thì thời gian đắp mặt nạ theo khuyến cáo là 15 phút để da được cân bằng hấp thụ các tinh chất dưỡng vào bên trong. Để quá lâu sẽ khiến mặt nạ bị khô hút ngược dầu trở lại, điều này gây ra tác dụng phụ
Đắp mặt nạ sủi bọt bao nhiêu phút?
Đắp mặt nạ bao lâu? Mặt nạ sủi bọt không được nhiều người sử dụng bởi giá thành sản phẩm khá cao đồng thời cũng kén da sử dụng do đó mà thời gian đắp mặt nạ sủi bọt là từ 15- 20 phút. Để lâu trên da sẽ gây khô, căng rát da
Đắp mặt nạ ngủ bao nhiêu phút?
Đắp mặt nạ cần bao nhiêu phút? Với những loại mặt nạ trên thì bạn chỉ nên đắp ở một khoảng thời gian nhất định. Còn với mặt nạ ngủ thì bạn có thể lưu lại trên da qua đêm và không cần rửa lại bằng nước.
Về kết cấu sản phẩm thì mặt nạ dưỡng thường là dạng kem hay dạng gel giống với kem dưỡng ẩm chuyên sâu, thoa một lớp nhẹ trên da để qua đêm, giúp da có khoảng thời gian “tái thiết” lại tế bào da nhờ đó mà nuôi dưỡng tế bào da được tốt
Đắp mặt nạ mắt bao nhiêu phút?
Nên đắp mặt nạ bao nhiêu phút? Mặt nạ mắt có công dụng loại bỏ được nếp nhăn, chân chim, đồi mồi tàn nhang, quầng thâm, vùng da không đều màu. Thời gian đắp mặt nạ an toàn và tốt nhất cho mặt nạ mắt là 15 – 20 phút. Đọc kỹ hướng dẫn khuyến cáo theo bao bì sản phẩm
Đắp mặt nạ môi bao nhiêu phút?
Công dụng của loại mặt nạ môi giúp cho môi được căng bóng, hồng hào tự nhiên đặc biệt là có khả năng loại bỏ được lớp da chết trên môi, tái tạo da non. Việc đắp mặt nạ môi chỉ trong khoảng 20 phút bạn có thể gỡ ra rửa sạch lại với nước nếu còn nhiều thành phần dưỡng
Đắp mặt nạ dưa leo bao nhiêu phút?
Loại mặt nạ bằng dưa leo có giá thành rất rẻ lại thiên nhiên an toàn giúp cung cấp các dưỡng chất và nước cho da. Không ít người có suy nghĩ đắp mặt nạ dưa leo càng lâu trên mặt sẽ giúp cho mặt hấp thụ được nhiều thành phần tốt từ dưa leo. Điều này là sai lầm bởi nếu đắp quá thời gian thì các dưỡng chất không thấm vào da mà hút dầu ẩm tự nhiên ở da mặt ngược trở lại khiến cho da bị khô và dễ kích ứng
Thời gian hợp lý nhất để bạn gỡ mặt nạ dưa leo ra khỏi mặt là từ 10 – 15 phút đồng hồ. Vì thành phần dưỡng trong dưa leo không nhiều nên bạn không cần rửa mặt lại bằng nước, để da có thời gian cân bằng.
Đắp mặt nạ nhau thai cừu bao nhiêu phút?
Thời gian đắp mặt nạ nhau thai cừu từ 15 – 20 phút. Bạn không nên đắp quá lâu hoặc quá ít so với thời gian quy định. Bởi nếu lưu quá lâu trên da sẽ khiến da mặt bị khô, hút ẩm ngược trở lại. Còn đắp trong thời gian ngắn thì các thành phần dưỡng chất chưa kịp hấp thụ vào da, vừa lãng phí mà không đem lại hiệu quả gì cho làn da của bạn. Vậy là bạn đã biết mặt nạ nhau thai đắp bao nhiêu phút rồi đấy.
Bên cạnh đó thắc mắc đắp mặt nạ trà xanh bao nhiêu phút, đắp mặt nạ nha đam bao nhiêu phút, đắp mặt nạ cà chua bao nhiêu phút, đắp mặt nạ sữa chua bao nhiêu phút, đắp mặt nạ thải độc bao nhiêu phút, …cũng được chị em rất quan tâm. Thực tế thời gian đắp mặt nạ của những loại này cũng không có gì khác biệt so với những mặt nạ ở trên cả.
Vì sao không nên đắp mặt nạ quá lâu?
Mặt nạ có công dụng chính là cung cấp dưỡng chất, cân bằng tái tạo dưỡng ẩm chuyên sâu cho da. Tuy nhiên việc đắp mặt nạ bao nhiêu phút rất quan trọng để quá lâu trên da sẽ gây ra một số vấn đề như:
Mất lớp dầu tự nhiên của da
Trên bất kỳ loại da nào cũng luôn tồn tại một lớp dầu tự nhiên do các tế bào da tiết ra. Lớp dầu này có chức năng điều tiết và bảo vệ da tránh khỏi các tác động từ môi trường bên ngoài.
Khi mà đắp mặt nạ quá lâu thì khiến mặt nạ có thể hút ngược lớp dầu ẩm tự nhiên quả da, lấy đi những loại vi khuẩn tốt cho da. Do đó mà sẽ khiến cho da bạn bị khô, xuất hiện dầu nhờn vì da phải tiết ra để bù lại lượng đã mất đi. Làm mất cân bằng độ pH trên da gây ra các vấn đề như mụn, dầu nhờn, nổi mẩn
Gây cảm giác da căng rát
Loại mặt nạ đất sét có thành phần kết cấu khá chắc vừa có tác dụng giúp da được căng bóng se khít lỗ chân lông tuy nhiên nếu lạm dụng quá mức sẽ gây nên tình trạng da trở nên căng, rát có cảm giác châm chích nhẹ trên da sau khi sử dụng.
Do đó mà bạn nên đắp mặt nạ theo đúng khuyến cáo trên bao bì sản phẩm để đạt được hiệu quả tốt nhất cho da. Tránh được các tác dụng phụ không mong muốn cho làn da
Dễ gây mụn trở lại
Khi mà làn da bị mất cân bằng, cấu trúc bị phá vỡ. Các thành phần dưỡng chất có trong mặt nạ là điều kiện thuận lợi, môi trường lý tượng để các loại vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Vì vậy khi mà để mặt nạ lâu trên da thì việc nổi mụn là điều rất dễ xảy ra.
Sau khi đắp mặt nạ xong thì làm gì?
Sau khi đắp mặt nạ xong thì bạn cần làm một số công việc sau. Quy trình và các bước thực hiện thì tùy theo tính chất da mặt và loại mặt nạ mà bạn sử dụng là loại nào. Các bước thực hiện
- Dùng nước sạch rửa mặt sau khi đắp mặt nạ
- Sử dụng toner hoặc nước hoa hồng để giúp lỗ chân lông được se khít, cân bằng độ pH cho da
- Dùng serum, kem dưỡng ẩm để giúp da được cung cấp trọn vẹn các thành phần dưỡng ẩm, trị mụn, trị thâm nám, nếp nhăn
Nên đắp mặt nạ bao nhiêu lần 1 tuần?
Tần suất đắp mặt nạ lý tưởng nhất cho mọi loại da là từ 2-3 lần/tuần việc đắp mặt nạ thường xuyên mỗi ngày sẽ gây ra tình trạng da bị dị ứng, lớp da bị mỏng, mất đi lớp biểu bì non. Đồng thời cũng làm giảm sức đề kháng tự nhiên của da, lớp dầu tự nhiên bị mất đi khiến da trở nên dễ bị sạm, nổi mụn hơn
7 bước đắp mặt nạ đúng cách cho làn da đẹp mịn màng
Tham khảo quy trình đắp mặt nạ đúng cách dưới đây để sở hữu làn da đẹp như trong mơ.
Bước 1: Chọn loại mặt nạ phù hợp với da mặt
- Làn da dầu: bạn nên chọn những loại mặt nạ có thành phần dưỡng kiềm dầu hạn chế chứa dầu giúp cân bằng ẩm cho da. Bạn cần tránh các thành phần chiết xuất từ oliu, sáp ong…đây là những thành phần nhiều dầu ẩm, gây bít tắc, cảm giác bí bách trên da
- Làn da mụn: dễ bị kích ứng nổi mụn khi mà trong mặt nạ có các thành phần không phù hợp. Để giảm được mụn cũng như dầu gây mụn thì bạn nên chọn loại mặt nạ đất sét có thành phần kháng khuẩn, dịu nhẹ se khít lỗ chân lông
- Làn da hỗn hợp: loại da này khá “khó chiều” bởi cùng trên khuôn mặt nhưng vùng thì da khô, vùng thì da dầu. Do đó mà bạn có thể đắp 2 loại mặt nạ trong một. Nên chọn loại mặt nạ dạng kem dành cho 2 bên má và dưới cằm. Còn sử dụng mặt nạ đất sét cho vùng da dầu chữ T. Tránh sử dụng những loại mặt nạ có chứa cồn gây hại cho da
- Làn da khô: đây là loại da mà lão khóa khá nhanh do vậy mà bạn nên chọn những mặt nạ có thành phần dưỡng, cấp ẩm nhiều hơn tránh các thành phần cồn, dưỡng trắng. Nên chọn các thành phần thiên nhiên như trà xanh, nha đam,…
Bước 2: Làm sạch da
Bạn tuyệt đối không được bỏ qua bước này đây là bước rất quan trọng trong việc skincare cũng như đắp mặt nạ. Bạn nên sử dụng nước tẩy trang hoặc sữa rửa mặt để làm sạch da. Loại bỏ được các cặn, bụi bẩn, bã nhờn trên khuôn mặt. Lỗ chân lông được thông thoáng nhờ đó mà khi đắp mặt nạ các thành phần dưỡng được thẩm thấu vào da tốt hơn.
Bước 3: Dùng nước cân bằng, toner
Sau khi rửa mặt da bị mất cân bằng chính vì lẽ đó mà bạn cần sử dụng một lượng nước cân bằng, nước hoa hồng có thành phần dịu nhẹ để da được cân bằng trở lại đạt trạng thái tốt nhất để đắp mặt nạ
Bước 4: Đắp mặt nạ và thư giãn từ 15 – 20 phút
Tùy theo loại mặt nạ bạn sử dụng có mặt nạ giấy, mặt nạ đất sét, mặt nạ nhau thai cừu, mặt nạ tự nhiên, mặt nạ gel,…các loại mặt nạ thường đắp trên da mặt từ 15 – 20 phút. Khi đắp bạn cần để cho cơ mặt ở trạng thái thư giãn thả lỏng nhất, tránh cười nói tạo vết nhăn
Bước 5: Rửa mặt lại bằng nước
Theo nhiều loại mặt nạ thì sẽ phải rửa lại mặt nạ bằng nước sạch để giảm bớt lượng dưỡng chất còn đọng lại trên mặt, cũng tùy theo tính chất của loại mặt nạ. Do vậy bạn cần đọc kỹ theo khuyến cáo từ nhà sản xuất.
Bước 6: Dưỡng ẩm, Serum
Bạn đừng xem nhẹ bước này nhé. Việc sử dụng mặt nạ chỉ cung cấp được một phần nào đó dưỡng chất thiết yếu cho da. Để đảm bảo được làn da căng mịn màng thì bạn nên sử dụng các loại serum đặc trị mụn, nám, quầng thâm. Các loại kem dưỡng ẩm dưỡng sâu từ trong ra bên ngoài nhờ đó mà da được về trạng thái tốt nhất
Bước 7: Dùng kem chống nắng
Rất nhiều người bỏ qua bước này và cho rằng không cần sử dụng kem chống nắng. Tuy nhiên rất nhiều các nghiên cứu chỉ ra rằng dưới ánh nắng các tia UV có hại tác dụng lên da gây biến đổi cấu trúc da khiến da bị sạm màu, gây ung thư da.
Làn da sau khi đắp mặt nạ khá mỏng đồng thời mọi thành quả nỗ lực đều có thể phá hoại do ánh nắng gây ra. Do đó mà khi ra ngoài bạn nên sử dụng kem chống nắng nhất là vào thời tiết mùa hè
Những lưu ý khi sử dụng mặt nạ mà bạn nên biết
Việc sử dụng mặt nạ trong chăm sóc da khá là quan trọng. Đắp mặt nạ bao nhiêu phút Sử dụng như thế nào cho đúng cách và một vài lưu ý khi sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất:
- Trước khi sử dụng mặt nạ cần rửa mặt thật sạch bằng sữa rửa mặt nhằm đảm bảo da mặt đã ở trạng thái sẵn sàng. Khi da mặt còn bụi bẩn mà bạn đắp mặt nạ sẽ dẫn đến tình trạng kích ứng nổi mẩn gây mụn
- Xác định kỹ loại da mặt của mình từ đó chọn được loại mặt nạ cho phù hợp bạn cần đọc kỹ các thành phần có trong loại mặt nạ đó. Chọn thương hiệu có uy tín để mua đảm bảo nguồn gốc và bảo hành sản phẩm.
- Trong mặt nạ có một số thành phần tẩy da nhẹ do đó mà bạn cần sử dụng kem chống nắng sau khi đắp mặt nạ nhằm ngăn chặn việc hình thành các sắc tố melanin dưới da gây tình trạng sạm sa, da nổi mụn
- Khi sử dụng nếu xuất hiện tình trạng kích ứng nổi mụn thì bạn cần ngưng sử dụng. Đến các bệnh viện, phòng khám da liễu để được soi da và có liệu trình điều trị cho phù hợp
Tổng kết
Trên đây là tổng hợp toàn bộ các thông tin về đắp mặt nạ bao nhiêu phút cũng như các vấn đề xoay các vấn đề xoay quanh việc sử dụng mặt nạ như thế nào cho hiệu quả. Với những tips làm đẹp mà Hapigo đã chia sẻ đến bạn hy vọng đã giúp ích trong việc chăm sóc nuôi dưỡng làn da của bạn cho vẻ đẹp rạng ngời tự tin. Theo dõi trang nhiều hơn để cập nhật thêm nhiều kiến thức làm đẹp hay ho nhé!