Chat with us, powered by LiveChat

Cách làm bể cá cảnh tại nhà sẽ khiến cho bạn có thể tiết kiệm được chi phí và có thể thỏa sức sáng tạo theo cách bạn muốn. Dưới đây là các 4 gợi ý về cách làm bể cá cảnh tại nhà với những nguyên liệu sẵn có mà ai cũng có thể làm được.

Cách làm bể cá cảnh bằng xi măng

Đây là loại bể cá cảnh được các gia chủ lựa chọn và thiết kế phổ biến cho những bể cá cảnh ngoài trời. Những bể cá cảnh làm bằng xi măng khiến cho gia chủ có thể sắp xếp bố cục, hình dáng, vị trí theo mong muốn phù hợp với không gian của gia đình. Quy trình này cũng cần đến nhiều công đoạn cụ thể như mô tả chi tiết dưới đây.

Chuẩn bị xây hồ cá

Trước khi bắt đầu vào quá trình thi công cách làm bể cá cảnh thì các gia chủ cần phải có bước chuẩn bị cho quá trình thi công này được thuận lợi. Bước này đòi hỏi các gia chủ phải cân nhắc và tính toán thật kỹ lưỡng để bể cá được xây dựng một cách thuận lợi nhất.

Lên ý tưởng và tính toán vật tư

Cách tốt nhất để xây dựng một bể cá ngoài trời chuẩn và đẹp là bạn nên tạo hình kỹ lưỡng cho bể cá. Bởi sau này việc xây dựng bể cá cảnh sẽ dựa trên khung mặt bằng này. Mặt khác, để có một bể cá cảnh vững chắc cũng là nhờ vào cách tạo hình thô này.

Cách làm bể cá cảnh bằng xi măng tự thiết kế

Cách làm bể cá cảnh bằng xi măng tự thiết kế

Dựa vào hình vẽ có sẵn, chúng ta biết được chiều rộng và chiều sâu của bể. Đặc biệt mỗi vị trí đều đạt được độ thoải mái ít nhiều để tạo ra một bể lõm cố định trước. Từ đó mà có thể giúp gia chủ có thể định hình và tính toán được chi phí và vật liệu cần thiết trong quá trình thi công công trình.

Qua đó mà giúp gia chủ dự tính được mô hình thi công cùng các vật tư, kinh phí trong quá trình làm bể cá cảnh bằng xi măng. Bên cạnh đó khi thi công nên sử dụng đất sét để tạo độ phẳng cho bề mặt cần xây. Nó có ý nghĩa rất lớn. Vừa tạo cho bể có bề mặt tốt nhất. Nó cũng giúp cho khả năng nước trong và ngoài bể không thể ra, vào được.

Chuẩn bị vật tư

Cách làm bể cá cảnh bằng xi măng cần chuẩn bị những  vật liệu cần thiết để có một bể cá hoàn thiện gồm có:

  • Gạch : Dựa trên sự lựa chọn loại gạch phụ thuộc vào vị trí thi công
  • Cát , xi măng
  • Vật liệu chống thấm: Vật liệu này dựa trên phương pháp chống thấm để chọn vật liệu chống thấm phù hợp của gia chủ lựa chọn
  • Túi nilon lót nền
  • Đất sét + đất đổ đầy chân bể
  • Các phụ liệu: ống PVC, PR dẫn nước, đá xếp…
  • Lưới ngăn, máy bơm, lọc bể cá sân vườn, lọc nước hồ cá ngoài trời…
  • Phụ kiện trang trí, cây xanh trồng trong và ven hồ để tạo cảnh quan sống động hơn.
Cách làm bể cá cảnh ngoài trời
Cách làm bể cá cảnh ngoài trời

Tỉ lệ và trọng lượng, số lượng cụ thể sẽ phụ thuộc vào kích thước của bể và quy mô nuôi cá ra sao để chuẩn bị chính xác nhất. Hoặc dựa vào bản dự tính ở trên để cân bằng nguyên vật liệu.

Chuẩn bị mặt bằng xây bể

Để có thể giúp cho quá trình xây dựng bể cá cảnh được thuận lợi và hoàn thiện bạn cũng cần chuẩn bị mặt bằng xây bể một cách chu đáo.

  •  Dọn dẹp sạch mặt bằng phẳng, không lẫn đất, đá, sỏi hay các loại cỏ dại.
  • Đào sâu nền đất, chuẩn bị cho việc xây dựng bể cá cảnh bằng xi măng.
  • Dùng vôi và một số loại thuốc để diệt khuẩn độc hại – nấm mốc xung quanh trước khi xây dựng. Đảm bảo môi trường trong lành và có nguồn nước sạch để cấp vào.

Cách thực hiện làm bể cá cảnh bằng xi măng

Khi bạn đã hoàn thiện bước chuẩn bị thì chúng ta có thể bắt tay vào công cuộc xây dựng một bể cá cảnh theo những dự tính ở trên. 

Đào đất và tạo lòng bể cá

Sử dụng công cụ, thiết bị hỗ trợ như cuốc, xẻng, máy xúc để tạo lòng hồ. Độ sâu của bể cá xi măng cũng cần phải tính toán, dựa theo chiều dài của cá và trừ hao khi cá lớn lên. Độ sâu này là vừa phải để quan sát và theo dõi sự phát triển của cá. Bể cá sâu tạo điều kiện và môi trường sống thuận lợi cho cá phát triển. Có không gian để sinh trưởng và bơi lội.

Cách làm bể cá cảnh theo dự kiến
Cách làm bể cá cảnh theo dự kiến

Dung tích của bể có thể dao động từ bốn đến vài chục mét khối tùy theo mặt bằng xây dựng. Riêng bể cá mini ngoài trời thì sẽ có kích thước và tiêu chuẩn khác. Bờ của hồ cá nên xây cao hơn mặt nước khoảng 30cm để tránh cá nhảy ra khỏi bể hoặc nước bị tràn ra bên ngoài khi cá bơi lội.

Cách làm bể cá cảnh bằng xi măng – Xây nền cho hồ cá

Đây là một bước rất quan trọng để giúp cho bể cá luôn được đảm bảo sự trong nước. Bạn có thể lát nền cho bể cá bằng xi măng hay gạch lát cho bể cá cảnh đều được. Nên dùng bàn là để phả vữa cho bằng phẳng. Một lời khuyên dành cho các bạn chính là nên sử dụng xi măng thay vì gạch vì như thế sẽ giảm khả năng bám rong rêu. Nhưng khi sử lát bằng gạch sẽ khiến cho gia chủ dễ dàng trong quá trình vệ sinh bể cá hơn.

Xử lý chống thấm cho bể cá cảnh

Công việc này khá quan trọng nhưng cũng khá đơn giản. Công việc duy nhất là trải đều một lớp vữa lên lớp đất sét mà chúng ta vừa đắp. Nhưng phải lưu ý rằng vữa cần được trộn với các dung dịch chống thấm như bitum, silicat… Nhờ đó mới phát huy được khả năng chống thấm.

cách làm hồ cá tiểu cảnh
Cách làm hồ cá tiểu cảnh

Nếu bể rộng, bạn chỉ nên trét một phần hồ để thi công trong vòng 1 giờ, sau đó mới trải lớp vữa chống thấm trở lại. Quá trình này sẽ giúp cho bề mặt của bể được đảm bảo hơn, luôn giữ được độ ổn định của bể được tốt nhất.

Tạo cảnh quan sinh thái

Cách làm bể cá cảnh đẹp thì cần có một không gian và hệ thống trang trí ngoại cảnh đẹp. Cách trang trí này tùy thuộc vào mong muốn và sở thích của gia chủ có thể tạo những cách làm hồ cá tiểu cảnh núi non đa dạng. Và đa số các gia chủ xếp đá là một trong những công việc làm cho bể cá thêm phần có nét và hùng vĩ hơn với thiên nhiên.

Có nhiều kiểu non bộ khác nhau. Từ việc xếp đá dưới đáy bể, đến việc xếp đá để tạo hình cho mặt trên của bể. Và còn được sắp đặt để tạo thành những ngọn núi hùng vĩ từ dưới nước lên đến đỉnh. Ngoài ra còn có những tòa nhà được xây dựng dưới dạng thác nước từ trên tường đổ xuống…

cách làm bể cá cảnh thủy sinh
Cách làm bể cá cảnh thủy sinh

Ngoài ra các gia chủ còn có thể trồng thêm những loại cây cảnh phong thủy phù hợp với không gian bể cá. Vừa tạo thẩm mỹ cho bể cá, vừa giúp cho môi trường sống của cá thêm phần thiên nhiên. Và hơn hết là tạo cho gia chủ sự thu hút về tài lộc về mặt phong thủy.

Hoàn thiện cách làm bể cá cảnh bằng xi măng

Cách làm bể cá cảnh bằng xi măng để ít tốn thời gian thay rửa bể và tốt nhất cho môi trường sống của cá thì bạn nên tạo hệ thống máy bơm và lọc nước tốt nhất. Thường thì những bể cá ngoài trời không chỉ lắp đặt hệ thống cấp nước. Nó cũng có hệ thống phun nước trang trí. Điều đó cần có hệ thống chứa nước, máy bơm nước tuần hoàn.

Để có cái nhìn tốt nhất, các đường ống mềm trong khu vực bể cần được đặt chìm bên dưới. Hoặc luồn vào các khu vực trang trí hòn non bộ. Như thế sẽ tạo thẩm mỹ cao cho cách làm bể cá cảnh bằng xi măng thêm thu hút.

Hoàn thiện cách làm bể cá cảnh bằng xi măng
Hoàn thiện cách làm bể cá cảnh bằng xi măng

Sau khi tạo hình khô và lắp đặt hệ thống nước. Chúng ta gần như đã hoàn thành các bước trong hướng dẫn cách làm bể cá cảnh bằng xi măng. Bạn có thể nuôi và thả cá khi cho nước vào bể đủ thời gian cân bằng môi trường.

Tham khảo những loại cá cảnh dễ nuôi để cá sinh trưởng và phát triển tốt nhấ có thể nhé!

Cách làm bể cá cảnh bằng kính

Cách làm bể cá cảnh bằng kính là một trong những bể cá được các dân chơi cá chuyên nghiệp thường đặt trong hệ sinh thái cá cảnh trong nhà. Những bể cá này hiện nay được thiết kế đa dạng phong cách, từ những bể cá lớn nhỏ khác nhau. Quá trình làm bể cá cảnh bằng kính cũng khá đơn giản chỉ cần bạn tuân thủ theo những bước hướng dẫn dưới đây.

Chuẩn bị vật tư cho cách làm bể cá cảnh bằng kính

Để có thể làm một bể cá cảnh bằng kính thì bạn cần chuẩn bị những dụng cụ và nguyên liệu dưới đây:

Cách làm bể cá cảnh bằng kính
Cách làm bể cá cảnh bằng kính
  • Tấm kính làm bể cá: Tất nhiên làm bể cá bằng kính thì việc sử dụng kính là điều tất yếu. Tuy nhiên bạn cần lựa chọn kính loại tốt, có độ dày tối thiểu từ 10mm trở lên để cho bể cá cảnh của bạn được bền khi nuôi cá và di chuyển.
  • Keo silicon: Nên chuẩn bị sẵn khoảng 2 lọ keo trắng có cùng màu với kính để đảm bảo tính thẩm mỹ.
  • Máy bắn keo: Để keo trải đều và chống rò rỉ nước ra ngoài thì bắt buộc cần trang bị máy bắn keo để dồn lực.
  • Băng dính: Sử dụng 1 cuộn to khoảng 10cm.
  • Dao cắt kính: Giúp cắt kính và băng keo còn thừa.
  • Bút dấu kẻ đường: Để đánh dấu các khu vực đặt kính.
  • Đá mài kính: Bạn sẽ phải cần tới đá mài kính để mài các cạnh kính lởm chởm khi vừa cắt kín xong.
  • Dao lam: Sử dụng để cắt phần keo silicon thừa
  • Nước lau kính: Để vệ sinh kính

Quy trình cách làm bể cá cảnh bằng kính

Khi đã chuẩn bị đủ các nguyên vật liệu cho cách làm bể cá cảnh bằng kính. Với những quy trình dưới đây cần sự khéo léo của bạn nên trong quá trình làm bạn cần tuân thủ theo các bước để tránh làm bể cá không đảm bảo chắc chắn trong quá trình thả cá nhé!

Cách làm lọc hồ cá koi đơn giản
Cách làm lọc hồ cá koi đơn giản

Phác thảo kích thước để làm bể cá

Để chắc chắn có được một cách làm bể cá cảnh phù hợp với không gian. Bạn cần phác thảo hình dáng và kích thước bể cá. Điều này sẽ giúp các gia chủ có thể thiết kế theo kích thước mong muốn và phù hợp với từng vị trí muốn lắp đặt trong nhà. Hơn hết chúng có thể thuận tiện cho di chuyển nhiều vị trí khác nhau trong ngôi nhà.

Đo và cắt kính theo bản phác thảo

Sau khi xác định được kích thước của bể cá mình mong muốn, bạn nên đo và cắt kính theo đúng kích thước đó. Hãy sử dụng bút dạ dầu để đo đạc và phác thảo đường cắt cần thiết trên mặt kính. Nhờ chất dạ dầu, nó có thể tạo được đường tô sắc nét. Từ đó, giúp việc cắt kính đơn giản hơn.

Làm bể cá cảnh bằng kính đơn giản
Làm bể cá cảnh bằng kính đơn giản

Đây là một bước cực kỳ quan trọng và cần đến sự cẩn thận của người làm bể cá cảnh bằng kính tại nhà. Nếu bị sai lệch sẽ khiến bể cá bị sai tiêu chuẩn hoặc có thể không hoàn thiện được khung ngoài của bể cá. Hãy sử dụng dao cắt kính đi theo những đường đó. Ở bước này, bạn nên cẩn thận đặt kính trên một bề mặt vững chãi để tránh bị thương. Đặc biệt, tuyệt đối không cắt kính trên sàn gỗ hay sàn đá hoa. Nó có thể làm xước hoặc hỏng bề mặt sàn của bạn. 

Cách làm bể cá bằng kính: Ghép và cố định mặt cạnh

 Sau khi đã cắt kính thành từng tấm rời, bạn sẽ đến bước tiếp theo. Đó chính là ghép mặt cạnh kính của bể lại sao cho phù hợp. Hãy nhẹ nhàng lắp ghép 4 cạnh của bể cá lại với nhau. Đặt chúng lên bên trên cạnh đáy của bể và cố định nó tạm thời bằng băng dính xung quanh 4 mặt bể.

Lúc này, bạn cần chú ý để các tấm kính nằm ở vị trí tương ứng với bể cá sau khi hoàn thiện. Từ đó, giúp việc đi keo và làm bể được chính xác hơn. Sau khi cố định bằng băng dính, bạn hãy dùng dung dịch lau kính làm sạch khu vực xung quanh các cạnh. Tốt nhất, hãy dùng một chiếc khăn mềm thấm dung dịch để việc làm sạch hiệu quả và không làm xước bề mặt kính.

Cách làm bể cá cảnh thủy sinh bằng kính
Cách làm bể cá cảnh thủy sinh bằng kính

Việc làm sạch này giúp bề mặt kính ở tình trạng tốt nhất cho việc đi keo. Nó sẽ ăn keo và chắc chắn hơn sau khi hoàn thiện. Từ đó mà tạo cho cá một môi trường sống vững chãi hơn.

Đi keo thành bể cá

Sau khi hoàn thiện cách làm bể cá cảnh bằng cách đi keo cho các tấm kính được chuẩn. Lúc này, bạn hãy nhanh chóng sử dụng súng bắn keo silicon bắn keo và các cạnh giao nhau của những tấm kính. Ban đầu, nên lựa chọn việc bắn keo vào phần bên trong của bể. Sau đó, để nguyên khoảng 1 tiếng để keo khô hoàn toàn.

Khi lớp keo silicon bên trong bể đã khô, hãy nhẹ nhàng tháo lớp băng dính bên ngoài. Sau đó, làm sạch các cạnh bể kính bên ngoài bằng dung dịch chuyên dụng. Khi dung dịch đã khô, hãy đi các đường keo silicon ở phía bên ngoài bể. Từ đó, đảm bảo các cạnh bể được kín khít và liên kết với nhau một cách chắc chắn

Đến khi keo silicon trong ngoài khô hoàn toàn, bạn hãy sử dụng dao cắt đi những đường keo thừa xung quanh. Sau đó, làm sạch bể một lần cuối cùng bằng nước hoặc dung dịch chuyên dụng.

Hoàn thiện cách làm bể cá cảnh

Để có được một cách làm bể cá cảnh đẹp thì bạn nên có thêm những tiểu cảnh trang trí trong bể, cây thủy sinh, đá, cát,..Từ đó sẽ tạo cho bể cá của bạn thêm phần sinh động và cuốn hút. Bạn cũng nên chọn những loại cá cảnh có sức sống tốt tại môi trường trong nhà và không quá rộng như bể cá cảnh bằng kính. 

Hoàn thiện cách làm bể cá cảnh bằng kính
Hoàn thiện cách làm bể cá cảnh bằng kính

Cách làm bể cá cảnh bằng thùng xốp

Ngoài cách làm bể cá cảnh bằng xi măng, bằng kính thì cách làm bể cá cảnh bằng thùng xốp cũng là một trong những cách tạo cho cá cảnh một không gian sống lý tưởng. Quy trình này làm còn giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí hơn rất nhiều. Bạn tham khảo các bước làm dưới đây nhé!

Chuẩn bị vật liệu làm bể cá cảnh bằng thùng xốp

Gần như với những nguyên liệu cho làm bể cá cảnh bằng thùng xốp thì bạn có thể dễ dàng tìm kiếm hơn rất nhiều. Bạn chỉ cần những nguyên liệu đơn giản dưới đây:

  • 1 thùng xốp
  • 2 cục xỉ than
  • 5 kg đất nền
  • 2 kg sỏi nhỏ
  • 1 kg cát trắng
  • 1 số cây thủy sinh
  • 1 chai vi sinh
  • 1 chai khử clo cho nước máy
Cách làm sạch rêu trong bể cá cảnh
Cách làm sạch rêu trong bể cá cảnh

Cách làm bể cá cảnh bằng thùng xốp tại nhà

Khi chuẩn bị xong nguyên vật liệu chúng ta lại bắt tay vào quy trình thực hiện cách làm bể cá cảnh bằng thùng xốp qua từng bước hướng dẫn đơn giản dưới đây.

Cho đất nền vào thùng xốp

Ở bước này, bạn cho một lượng đất nền vừa đủ vào thùng xốp để có thể cắm cây thủy sinh. Lượng đất nền có độ dày từ 2 đến 3 cm tùy vào chiều cao của thùng xốp. Đất nền bạn có thể tự trộn hoặc mua ở các cửa hàng thủy sinh.

Đất nền khi cho vào thùng xốp bạn chỉ cần rải đều tay, không nên nén lại. Khi nén đất sẽ làm cho đất cứng, cây thủy sinh khó bén rễ, phát triển chậm.

Cho xỉ than và sỏi nhỏ vào thùng xốp

Xỉ than làm thay nhiệm vụ của bộ lọc, giúp nước trong bể cá cảnh luôn trong và sạch. Xỉ than với những lổ nhỏ xốp sẽ là nơi ở và phát triển của những vi sinh vật có lợi. Trước khi cho xỉ than vào thùng xốp làm bể cá, bạn cần đập nhỏ xỉ than ra. Xỉ than đập nhỏ có kích thước bằng hoặc lớn hơn một chút so với viên sỏi nhỏ.

Cách làm tiểu cảnh cho bể cá cảnh bằng xốp
Cách làm tiểu cảnh cho bể cá cảnh bằng xốp

Sau khi đập nhuyễn xỉ than ra, bạn trộn chung với sỏi theo tỉ lệ 1:1, rồi rải đều trên lớp nền có sẵn trong thùng xốp. Đây là một cách làm bể cá cảnh được sạch hơn trong quá trình cá được nuôi phát triển.

Cho cát trắng lên trên cùng

Cát trắng là lớp trên cùng của phần nền bể, cát trắng giúp bể trông thẩm mỹ hơn khi che đi lớp xỉ than và sỏi phía dưới. Lớp cát trắng phía trên không nên quá dày, thường chỉ từ 0.5 đến 1 cm là vừa đủ. Ở bước này bạn thực hiện hoặc bỏ qua đều được.

Sau khi xong bước 3, các bạn có thể thêm lũa hoặc đá để tăng thêm vẻ đẹp, hấp dẫn cho bể cá của mình. Không những thế còn tạo cho cá có những không gian bơi lội môt cách thoải mái hơn.

Cho nước vào thùng xốp

Ở bước này bạn sẽ thực hiện cho nước vào thùng xốp. Khi cho nước vào lần đầu, bạn nên để nước đầy tràn ra ngoài, bụi bẩn khi thao tác ở những bước trên sẽ theo nước trôi ra. Sau khi đã trôi các bụi bẩn ra ngoài, các bạn múc bớt nước ra, tránh những loại cá hiếu động sẽ nhảy ra ngoài.

Cách làm bể cá cảnh đẹp bằng xốp đơn giản
Cách làm bể cá cảnh đẹp bằng xốp đơn giản

Bách hóa review mách bạn một mẹo nhỏ, bạn nên để một cái đĩa hoặc bịch nilon trong nền bể khi cho nước vào. Điều này giúp nước không làm đục và nền bể thùng xốp không bị xói mòn xuống phía dưới.

Bạn lưu ý nếu nước bạn là nước máy, bạn nên châm 1 ít dung dịch khử clo vào tron bể xốp. Lượng clo trong nước máy sẽ ảnh hưởng đến đàn cá và vi sinh trong bể của bạn. Dung dịch này sẽ giúp bạn khử bớt lượng clo có trong nước máy.

Cắm cây thủy sinh vào bể cá 

Bạn thực hiện cắm cây thủy sinh vào bể cá, bạn nên lựa những cây thủy sinh dễ sống để trồng khi chưa có nhiều kinh nghiệm. Gợi ý cho bạn một số loại thủy sinh dễ trồng như là các loại bèo, rong rêu, tiểu cảnh, cỏ thìa,…

Để dễ dàng trong việc cắm cây xuống nền, bạn nên chuẩn bị cho mình một cây nhíp. Khi cắm cây thủy sinh, bạn không nên cắm quá sâu hoặc nén quá chặt gốc. Chỉ cần cắm nhẹ xuống nền, cây giữ nguyên vị trí không bị bật gốc là được.

Thả cá trong bể cá cảnh bằng thùng xốp

Các bạn lưu ý không nên thả cá ngay khi vừa làm xong hồ cá bằng thùng xốp. Hồ cá của bạn lúc này chưa có được sự ổn định, cũng như nước vẫn còn đục. Đợi sau từ 2 đến 3 ngày hoặc lâu hơn, khi nước đã lắng xuống, độ pH đã dần ổn định, lượng clo trong nước không còn, là bạn có thể thả cá rồi.

Hoàn thiện cách làm bể cá cảnh bằng thùng xốp
Hoàn thiện cách làm bể cá cảnh bằng thùng xốp

Bạn nên nuôi những loại cá cảnh có sức sống cao, không cần oxy trong bể. Mua cá về bạn cũng không nên lập tức thả cá vào thùng xốp, vì khi đó cá dễ bị sốc nhiệt, sốc nước. Hãy để bịch cá mua về trên mặt nước bể cá, đợi khoảng 30 phút rồi từ từ thả cá ra

Cách làm bể cá cảnh bằng chai nhựa

Trong các cách làm bể cá cảnh kể trên có lẽ cách làm bể cá cảnh bằng trai nhựa là cách làm bể cá cảnh đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể làm được. Đây là cách làm bể cá cảnh mini cho những người yêu thích nuôi những chú cá nhỏ tại góc làm việc của mình hoặc những người muốn thỏa sức sáng tạo cho môi trường sống của cá. Để làm bể cá mini tự làm bằng chai nhựa bạn chỉ cần thực hiện những bước đơn giản dưới đây.

Chuẩn bị làm bể cá cảnh bằng chai nhựa

  • 1 hoặc 2 chai nhựa có dung tích lớn tùy vào thể tích bạn muốn nuôi cá
  • bút đánh dấu các vị trí và thiết kế 
  • Kéo cắt
  • Sỏi, đá, cát, cây thủy sinh
  • Các tiểu cảnh trang trí
  • Dụng cụ vệ sinh
Bể cá cảnh mini bằng chai nhựa
Bể cá cảnh mini bằng chai nhựa

Quy trình làm bể cá cảnh bằng chai nhựa

Quy trình làm bể cá cảnh mini khá đơn giản bạn có thể thỏa sức sáng tạo theo mong muốn của mình hoặc thực hiện theo những bước hướng dẫn đơn giản dưới đây:

  • Chọn 1 chai nhựa có dung tích lớn, chẳng hạn như chai nước suối 5L, sau đó rửa sạch, để ráo
  • Cắt trên phần thân chai 1 lỗ lớn để có thể đưa cá vào cũng như trang trí 
  • Cho phần sỏi nền vào, độ dày khoảng 3-4cm 
  • Bỏ vào 3-4 cây nhân tạo tùy theo sở thích trang trí của bạn
  • Tiến hành cho nước vào (nước phải thích hợp cho cá sống) 
  • Cho cá vào bể nhựa, số lượng chỉ cần 1-2 con là đủ.
cách làm bể cá cảnh bằng chai nhựa
Cách làm bể cá cảnh bằng chai nhựa

Như vậy là bạn đã có một bể cá cảnh mini đẹp được chính tay mình thiết kế. Bể cá này bạn có thể trang trí và chăm sóc cá theo ý thích của mình để trang trí một góc nhỏ trong không gian sống.

Cách làm trong nước bể cá cảnh, bạn cần biết

Trong quá trình chăm sóc và nuôi cá thì việc bể cá cảnh bị đục nước là điều không thể tránh khỏi. Ngay cả khi không thì các gia chủ cũng vẫn phải thường xuyên thay nước định kỳ cho cá để tạo điều kiện sống tốt nhất cho cá phát triển. Trên là những cách làm bể cá cảnh tại nhà đơn giản. Dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý thêm cho các bạn cách chăm sóc để làm bể cá cảnh luôn được trong nước.

Thay nước bể cá cảnh định kỳ

Các tạp chất được sinh ra trong quá trình phát triển của hồ cá và bể thủy sinh có thể kể đến như: Chất bẩn từ nền hồ, các loại cây thủy sinh bị hỏng, thối, chất được tiết ra từ lũa, đá, phân cá… đây là những nguyên nhân chính trực tiếp tác động đến nguồn nước trong hồ cá. Phương án thay nước sẽ là phương án trực tiếp giúp cải tạo chất lượng, giảm thiểu các tạp chất có trong hồ thủy sinh, hồ cá cảnh, giúp nước trong hơn và sạch hơn.

  • Ưu điểm: Có tác dụng ngay lập tức, không tốn chi phí…
  • Nhược điểm: Gây mất cân bằng hệ sinh thái trong hồ cá, bể thủy sinh, có thể làm hại các động thực vật trong bể thủy sinh.
Cách làm hồ cá trong sạch
Cách làm hồ cá trong sạch

Vì vậy bạn cũng cần có những kinh nghiệm chuẩn khi thay nước trong bể cá cảnh. Có như vậy mới khiến cho cá có một môi trường sinh trưởng tốt. Bạn cần đưa ra một lịch trình cụ thể cho việc thay nước trong bể cá cảnh.

Vệ sinh bể cá cảnh thường xuyên

Vệ sinh hồ cá cảnh, thủy sinh là một trong số những biện pháp mà các bạn nên làm định kỳ, việc này sẽ giúp hồ cá của chúng ta sạch hơn, không bị dính những tạp chất, rêu hại…giúp bể thủy sinh và hồ cá cảnh luôn giữ được trạng thái cân bằng và ổn định.

Vệ sinh giúp cho môi trường sinh sống của cá được ổn định. Việc tiếp nhận thức ăn của cá cũng được đảm bảo hơn. Giúp cho quá trình bơi lội của cá không bị ngạt vì ô nhiễm nguồn nước.

Châm vi sinh định kỳ

Bổ sung vi sinh là một trong số những phương án  tốt nhất, giúp cải thiện hệ vi sinh trong hồ thủy sinh, cân bằng môi trường nước, hấp thụ và tiêu hóa các chất độc hại và dưa thừa trong bể thủy sinh, cá cảnh. Đăc biệt là phân hủy phân cá là nguyên nhân lớn dẫn đến hồ cá cảnh bị đục và làm chết cá. Châm vi sinh khi thay nước mới là một trong số những biệt pháp hiệu quả nhất mà bạn nên thực hiện định kỳ.

Cách làm sạch nước bể cá cảnh
Cách làm sạch nước bể cá cảnh

Dùng lọc và tái tạo vi sinh

Để có một hệ vi sinh ổn định, giúp hồ cá cảnh và thủy sinh phát triển tốt và luôn sạch thì 3 phương pháp trên vẫn chưa đủ để có thể tạo ra một hệ vi sinh khỏe mạnh. Các biện pháp như châm thêm vi sinh cũng chỉ hỗ trợ và bổ sung các vi sinh có lợi tức thời và chưa có tính lâu dài. Vì thế mà cần có phương pháp hỗ trợ lâu dài cho cá phát triển một cách toàn diện.

Phương án được các nhà chơi thủy sinh sử dụng chính đó là đầu tư một bộ lọc cá tốt và có các vật liệu lọc chất lượng. Các vật liệu lọc sẽ là nơi nuôi vi sinh, giúp vi sinh sống và tạo ra các vi sinh mới cho bể thủy sinh. Đây là phương pháp quan trọng nhất để làm trong nước hồ cá cảnh và bể thủy sinh.

Nó cũng là cách mà cho các bể cá thủy sinh nuôi những chú cá một cách an toàn và tồn tại tốt. Bạn cũng có thê tự làm bộ lọc bể cá cảnh bằng thủ công bằng sự tư vấn hỗ trợ của những chuyên gia nuôi cá lâu năm.

Sử dụng sản phẩm làm trong nước

Sử dụng sản phẩm làm trong nước đang được rất nhiều dân chơi cá chuyên nghiệp sử dụng. Với cơ chế làm sạch nhanh chóng giúp bể cá thủy sinh trong cực nhanh chỉ sau 30 phút sử dụng. Đây là một sản phẩm chuyên dụng cho bể thủy sinh, cá cảnh vậy nên sản phẩm hoàn toàn an toàn với các dòng động thực vật trong bể thủy sinh của bạn.

hướng dẫn làm bể cá cảnh bằng kính
Hướng dẫn cách làm bể cá cảnh bằng kính

Với cơ chế tạo các liên kết và kết tủa siêu nhanh, giúp gom bụi bẩn và các tạp chất làm đục nước vào trong hệ thống lọc hoặc lắng xuống dưới bể, từ đó giúp bể cá thủy sinh đạt trạng thái trong siêu nhanh và an toàn. Nhờ vậy mà bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí cho quá trình làm sạch bể.

Tạm kết

Cách làm bể cá cảnh tại nhà sẽ giúp các gia chủ có thể định hình được không gian của ngôi nhà của mình theo mong muốn. Nó cũng là cơ hội để các gia chủ có thể thỏa sức sáng tạo không gian sống của mình theo những gì mình thích. Bên cạnh đó nó cũng giúp bạn tiết kiệm rất nhiều chi phí cho việc mua sắm một bể cá cảnh.

Tuy những cách làm bể cá cảnh này nó sẽ có phần kém thẩm mỹ hơn những mẫu bể cá cảnh được thiết kế sẵn từ các nhà cung cấp. Nhưng nó sẽ khiến bạn có thể thỏa mãn được cảm xúc tự tạo ra một nơi sống cho các sinh vật mà mình yêu thích. 

Hy vọng với những cách làm bể cá cảnh tại nhà đơn giản trên có thể giúp bạn có những thiết kế và tạo ra những bể cá cảnh như mong muốn. Từ đó giúp cho những chú cá có thể phát triển và làm đẹp cho quang cảnh ngôi nhà bạn.

Share.

Leave A Reply