Xe tay côn là một trong những loại xe địa hình được rất nhiều tay phượt trẻ ưa thích sử dụng hiện nay. Tuy nhiên, cách chạy xe tay côn sẽ có phần khác biệt hơn so với các loại xe khác, nếu như người lái không nắm rõ cách sử dụng xe thì rất dễ xảy ra tai nạn gây nguy hiểm tới tính mạng. Và nếu như các bạn đang có nhu cầy tìm hiểu rõ hơn về các chạy xe thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Hướng dẫn cách chạy xe tay côn
Chạy xe tay côn đúng cách không chỉ là bài học tức thời dựa trên lý thuyết mà còn phải kết hợp với ki kinh nghiệm thực hành. Dưới đây là hướng dẫn cách chạy xe tay côn tương ứng với 3 tình huống phổ biến nhất.
Cách chạy xe tay côn không bị tắt máy
Để chạy xe côn tay không bị tắt máy, bạn cần nhớ nguyên tắc “nhả côn – lên ga” (Giảm ga – bóp côn – sang số – nhả côn – lên ga). Thả tay côn từ từ và bắt đầu lên ga nhẹ nhàng để xe không bị tắt máy giữa chừng. Dưới đây là phần video hướng dẫn chi tiết cho các bạn tham khảo:
Cách chạy xe tay côn khi lên dốc, xuống dốc
Cách chạy xe tay côn lên dốc
Khi lên dốc, tốc độ là yếu tố quan trọng, lựa chọn tốc độ và số lên dốc phù hợp, ở tốc độ nào thì về số đó. Khi đã chuyển hết sang số thì mới thả tay côn. Một điều nên lưu ý đó là lên dốc càng cao thì về số càng thấp. Trong một số tình huống đặc biệt ví dụ như xe chết máy giữa dốc, điều bạn cần nhanh chóng thực hiện đó là bóp phanh tay, chống hai chân rồi mới bắt đầu khởi động lại. Giữ thăng bằng xe, trả về ga số 1.
Tiếp đó nhả côn và ga xe khi đã khởi động lại được. Trường hợp này bạn cần lưu ý, không được nhả hết phanh côn vì nó có thể làm xe bị chết máy một lần nữa. Cũng tuyệt đối không được nhả phanh chân khi xe chưa đạt đủ tốc độ vượt dốc bởi xe dễ bị trôi ngược về phía sau.
Chạy xe tay côn xuống dốc
Vận tốc khuyến khích được dùng để xuống dốc là từ 25 – 30 km/h, nói cách khác cấp số phù hợp để xuống dốc là số 2. Nếu dốc quá đứng và bạn thấy khó khăn trong việc di chuyển, bạn có thể sử dụng phanh để hãm xe lại và từ từ thả phanh khi vào đoạn đường xuôi hơn. Lên số nào thì xuống số đó và tuyệt đối không để âm côn.
Dưới đây là phần video hướng dẫn cách chạy xe tay côn khi lên dốc, xuống dốc cho các bạn tham khảo:
Cách chạy xe côn tay không bị giật
Nguyên nhân chủ yếu làm xe côn bị giật là do quá trình sang số không đúng. Trong chuỗi quá trình “giảm ga – bóp côn – sang số – nhả côn – lên ga” bạn nên lưu ý bóp côn dứt khoát và nhanh chóng còn nhả côn thì phải từ từ. Như vậy việc xe bị giật sẽ hạn chế rất nhiều.
Nguyên tắc sử dụng xe côn tay, bạn cần biết
Nguyên tắc sử dụng xe côn tay chủ yếu liên quan đến nguyên tắc sử dụng côn, sử dụng ga và sử dụng số. Sử dụng như thế nào và cách kết hợp cụ thể ra sao, cùng theo dõi phần tiếp theo của bài viết nhé!
Nguyên tắc sử dụng côn
Hiểu nguyên lý vận hành và sử dụng thành thạo côn là cách giúp bạn có thể điều khiển xe tay côn an toàn nhất. “Bóp nhanh thả chậm” chính là điều bạn cần ghi nhớ. Nguyên lý trên có nghĩa khi bạn bóp côn phải bóp thật nhanh và dứt khoát, ngược lại khi thả côn hãy thả chậm, từ từ. Nếu thả côn quá nhanh sẽ khiến xe bị bốc đầu (nguy hiểm cho người tham gia giao thông phía trước) hoặc tắt máy giữa chừng (nguy hiểm cho người tham gia giao thông phía sau).
Nguyên tắc sử dụng ga
Nguyên tắc sử dụng ga luôn đúng trong mọi trường hợp đó là hãy lên ga một cách nhẹ nhàng. Việc vào ga nhanh và bất ngờ sẽ dẫn đến sự chênh lệch với tốc độ máy gây ra các vấn đề nguy hiểm. Lên ga phù hợp với tốc độ máy mà xe đang chạy.
Cách sử dụng số
Nguyên tắc quan trọng nhất mà bạn cần nhớ khi sử dụng số đó là “độ lớn vận tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của số”. Điều này có nghĩa là số càng lớn thì vận tốc xe càng lớn và ngược lại. Bạn cần điều chỉnh số phù hợp với vận tốc di chuyển không nên để tình trạng số nhỏ chạy với vận tốc lớn hoặc số lớn chạy với vận tốc nhỏ, bởi nó sẽ gây ra sức “ì” cho xe, dẫn đến tắt máy bất thường. Dưới đây là các cấp số và tốc độ tương ứng mà bạn có thể tham khảo:
- Cấp số 1: vận tốc từ 0 đến 15 km/h
- Cấp số 2: vận tốc từ 15 đến 30 km/h
- Cấp số 3: vận tốc từ 30 đến 50 km/h
- Cấp số 4: vận tốc từ 50 đến 70 km/h
- Cấp số 5 hoặc 6 (tùy thuộc vào từng dòng xe): vận tốc từ 80 km/h trở lên
Các bước chuẩn bị khi tập chạy xe côn tay
Có hai bước cơ bản mà bạn cần thực hiện nếu muốn chạy xe côn tay một cách thành thạo. Tuy nhiên nếu là “người mới” chưa từng chạy qua dòng xe này, bạn nên trang bị một số đồ bảo hộ nhằm đảm bảo an toàn cho chính bản thân và những người cùng tham gia giao thông.
Nổ máy xe
Thao tác đề nổ máy xe là bước đầu tiên và cơ bản nhất để chạy xe côn tay. Trước khi đề máy bạn cần đảm bảo rằng xe đã được trả về số 0 và gạt chân chống. Sau đó dứt khoát bóp hết côn và vào số 1. Lúc này hãy từ từ nhả côn ra cho đến khi bạn thấy xe bắt đầu di chuyển thì bạn có thể duy trì côn tay tại vị trí đó đồng thời nhích ga thêm một chút để xe di chuyển nhẹ nhàng hơn. Kết thúc bước 1, bạn có thể thả côn từ từ cho đến hết và tiến hành vặn tay ga để tăng tốc độ di chuyển.
Lên số
Tiến hành lên số khi bạn có nhu cầu nâng cao tốc độ để phù hợp với hành trình di chuyển. Để lên số an toàn, hãy bóp côn thật nhanh sau đó giảm ga đồng thời móc cần số để lên số cao hơn. Các hành động thực hiện nhanh chóng và nối tiếp. Lưu ý, trong trường hợp muốn trả số về số thấp hơn bạn cũng thực hiện tương tự nhưng nhớ rằng thay vì tăng ga thì hãy giảm ga nhé.
Chỉ với hai bước cơ bản như trên bạn đã có thể tập chạy xe côn tay. Tuy nhiên nên chú ý tốc độ khi mới tập chạy, thao tác với côn tay khá khó và sẽ thật sự nguy hiểm nếu bạn không hiểu quy luật vận hành.
Một vài điều cần chú ý khi học cách chạy xe côn tay
Có nhiều điều bạn cần chú ý khi quyết định chạy xe tay côn, bởi trên thực tế việc điều khiển thành tạo và an toàn một chiếc xe tay côn là điều không hề dễ dàng.
Trả số về 0 khi dừng xe
Khi xe đã dừng lại hãy luôn nhớ trả số về 0. Trường hợp khi bạn quên trả số về 0, khi thả tay côn khả năng rất cao xe sẽ phóng về phía trước hoặc tắt máy. Điều này vô cùng nguy hiểm cho cả bạn và những người xung quanh.
Giảm ga – bóp côn – sang số – nhả côn – lên ga
“Giảm ga – bóp côn – sang số – nhả côn – lên ga”. Đây là quy trình các bước bạn cần thực hiện nếu muốn sang số an toàn và êm ái. Bóp côn để tách hoàn toàn chuyển động giữa động cơ và bánh xe. Sau đó mới nhẹ nhàng sang số, khi đã sang số thành công, lúc này từ từ nhả côn và lên ga để có vận tốc di chuyển phù hợp.
Cân bằng “số” và “vận tốc”
Như đã nói ở trên tình trạng xe bị “ì” chủ yếu là do “số” và “vận tốc” không tương thích với nhau. Khi xe chưa đủ số mà bạn đã di chuyển ở vận tốc lớn hoặc khi xe đang ở số cao nhưng bạn lại di chuyển với vận tốc nhỏ đều dễ dàng dẫn đến tình trạng này. Cố gắng cân bằng giữ số và vận tốc.
Có thể buông tay côn khi đã hoàn tất quá trình sang số
Khi xe đã sang số thành công và di chuyển bình thường trên đường, bạn có thể buông tay côn để tránh mỏi tay.
Giữ bình tĩnh trong mọi tình huống
Hãy cố gắng giữ bình tĩnh trong mọi trường hợp. Các sự cố bất ngờ có thể diễn ra bất cứ lúc nào khi bạn đang tham gia giao thông. Đó là lý do vì sao bạn cần bình tĩnh để xử lý tình huống.
Một số dòng xe côn tay nổi tiếng hiện nay
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều hãng xe sản xuất và cho ra mắt các dòng xe côn tay. Dưới đây là một số dòng xe côn tay được yêu thích nhất trong thời gian vừa qua mà bạn không nên bỏ qua nếu có ý định sở hữu một chiếc xe côn tay “chất lượng”.
Honda Winner X
Honda Winner X là xe côn tay đến từ hãng xe nổi tiếng Honda với khối động cơ DOHC 150cc đầy mạnh mẽ. Thiết kế chủ đạo của xe mang hơi hướng những chiếc xe đua thể thao đầy phá cách và tốc độ. Hiện nay Honda Winner X hiện được bán trên thị trường với nhiều phiên bản khác nhau và giao động trong tầm giá 45.000.000 VND trở lên.
Yamaha Exciter 155
Nổi tiếng không kém Honda khi nói về xe côn tay chính là hãng xe Yamaha. Trong đó Yamaha Exciter 155 VAA dường như là sự lựa chọn ưu tiên của nhiều người bởi sự đa dạng các phiên bản tiêu chuẩn, cao cấp và GP phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng. Dung tích động cơ xe lên đến 155cc kết hợp cùng công nghệ bến thiên VAA và hộp số côn tay 6 số. Giá bán hiện tại của Yamaha Exciter 155 VAA giao động từ 46.000.000 trở lên tùy từng phiên bản.
Suzuki Raider R150
Suzuki Raider R150 là dòng xe côn tay có thiết kế cấu trúc điển hình underbone. Nhỏ gọn và tiện lợi, Suzuki Raider R150 sở hữu cho mình khối động cơ 150cc, DOHC, 4 thì, 4 van, 6 cấp số và 18,5 mã lực. Tầm giá giao động hiện tại của mẫu xe này là khoảng 49.000.000 VNĐ trở lên.
GPX DEMON 150GN
Không thua kém các hãng xe côn tay đến từ Nhật Bản, GPX DEMON 150GN là đại diện “tiêu biểu” cho dòng xe côn tay có xuất xứ Thái Lan. Thiết kế xe nhỏ gọn di chuyển nhanh chóng phù hợp với thực trạng giao thông tại Việt Nam. Động cơ 149cc – 4 kỳ – 6 số hoạt động mạnh mẽ. Giá bán tham khảo hiện nay của GPX DEMON 150GN giao động từ 47.000.000 VNĐ.
BRIXTON Scrambler 150cc
BRIXTON Scrambler 150cc chắc chắn là dòng xe côn tay có sự đặc biệt trong thiết kế mà bạn không nên bỏ qua. Thiết kế của BRIXTON Scrambler 150cc được cho là điển hình của các dòng xe Scrambler, cổ điển nhưng không kém phần hiện đại và cá tính. Xe sử dụng động cơ Suzuki xy lanh đơn, SOHC, 4 thì và được làm mát bằng không khí. Hiện nay bạn có thể tìm mua BRIXTON Scrambler 150cc với mức giá giao động từ 55.000.000 VNĐ trở lên.
Lời kết
Hy vọng những chia sẻ trong bài viết hôm nay đã mang đến nhiều kiến thức bổ ích về cách chạy xe tay côn cho quý bạn đọc. An toàn cho chính bản thân và mọi người xung quanh luôn là yếu tố được đề cao nhất khi tham gia giao thông. Hãy tìm hiểu thật kỹ các kiến thức lý thuyết liên quan cũng như cố gắng thực hành an toàn. Hãy là người tham gia giao thông hiểu biết, lý trí và văn mình bạn nhé!
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm các lọai xe tay côn cho nữ đã được chúng tôi review trong bài viết trước đó nhé!