Cá kiếm cảnh là loài cá cảnh dễ nuôi, có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện môi trường nước. Hơn nữa, chúng cũng có ngoại hình rất bắt mắt cùng dáng bơi uyển chuyển nên được nhiều dân chơi cá cảnh ưa thích. Dưới đây là chi tiết về loài cá kiếm cảnh mà bạn cần biết trước khi sở hữu chúng.
Cá kiếm cảnh – Loại cá dễ nuôi dễ chăm sóc
Cá kiếm cảnh lần đầu tiên được tìm thấy bởi một nhà động vật học người Áo. Loài cá này thuộc họ cá khổng tước trong bộ cá chép. Đây là một trong những loài cá cảnh phổ biến nhất hiện nay. Chúng còn có nhiều tên gọi khác nhau như cá đuôi kiếm, cá hoàng kim hay cá đốm,…
Cá kiếm cảnh có hai loại được các dân chơi cá cảnh săn đón phổ biến là cá đuôi kiếm và cá kiếm mắt đỏ. Chúng tập trung chủ yếu ở các sông, suối nước nóng và các khu vực đông sinh dưỡng. Cá kiếm con thường hoạt động nhiều ở những vùng nước tĩnh trong khi cá trưởng thành thường tập trung ở những vùng nước sâu và trong. Nó được đánh giá là loài cá khá dễ nuôi và dễ thích ứng với môi trường mới.
Cá kiếm cảnh có thân thon dài màu oliu trong suốt kết hợp với những vệt sọc màu vàng hoặc đỏ chạy dọc theo đường biên. Mỏm cùn và vây lưng có màu vàng tô điểm là những chấm đỏ li ti. Nó mang đến cho bể cá cảnh một màu sắc nổi bật và thu hút.
Đặc điểm của cá kiếm cảnh
Cá kiếm cảnh hay còn gọi là cá đuôi kiếm. Loại cá cảnh với thân hình nhỏ và bầu bĩnh con trống là những con có kỳ trên lưng (vây lưng) dài rất đẹp, Cá đuôi kiếm mái thì hầu như quanh năm suốt tháng bụng to tròn vì chúng mang thai và đẻ một cách liên tục
Cá đuôi kiếm rất thích hợp sống trong môi trường thủy sinh. Vì thế mà nó được các gia chủ lựa chọn nhiều cho bể cá cảnh nhà mình thêm sinh động. Dưới đây là một số đặc điểm của cá sống trong môi trường thủy sinh:
- Cá kiếm rất khỏe, dễ nuôi, và ít bệnh. Ưa thích môi trường nước hơi cứng và kiềm. Ở môi trường nước mềm và axit, thì cá dễ bị bệnh thối đuôi và nấm. Lúc này cần thay nước và thêm một chút muối vào bể, cá sẽ tự khỏi bệnh.
- Cá đuôi kiếm là loài ăn tạp, và thức ăn tự nhiên của nó bao gồm các nguồn thực vật, sâu, động vật giáp xác, giun,… Hơn nữa, chúng không kén ăn, nhưng nên cung cấp nguồn thức ăn cân bằng. Một chế độ ăn uống kết hợp sản phẩm tươi và khô là tốt nhất cho cá.
- Cá kiếm cảnh có bản tính hiền lành, hoà đồng nên có thể sống tốt với các loài cá khác chung một bể thuỷ sinh. Tuy nhiên chính những con cá kiếm đực lại hay gây sự với nhau để dành cá đực nên chúng ta có thể nuôi cá cái nhiều hơn cá đực cho chúng thoải mái lựa chọn.
Các loại cá kiếm cảnh
Hiện nay trên thị trường các loài cá kiếm cảnh ngày càng trở nên phổ biến. Bên cạnh đó hình dáng của cá khá giống nhau nên nhiều người sẽ khó phân biệt được tên các loài cá kiếm cảnh. Thực chất cá kiếm cảnh có khá nhiều loại, chúng còn được lai giống với những cái tên gọi khác nhau. Dưới đây là một số loại cá kiếm cảnh phổ biến mọi người có thể tham khảo để phân biệt nhé!
Cá đơn kiếm đỏ
Loài cá này là loại cá phổ biến tại trên thị trường cá cảnh. Nó thường được các gia chủ lựa chọn bởi hình dáng và màu sắc khá nổi bật khiến bể cá cảnh thêm phần sinh động và thu hút. Chúng có một vài loại với số ít các đặc điểm khác nhau bạn có thể phân biệt như:
- 1 kiếm, kiếm nhung, mắt đỏ
- 1 kiếm, mắt đỏ
- 1 kiếm, kiếm nhung, mắt đen
- 1 kiếm mắt đen
Cá song kiếm đỏ
Tương tự như loại song kiếm đỏ bạn cũng rất dễ tìm kiếm loại này tại các bể cá cảnh của gia đình. Cơ thể cá đuôi kiếm có màu ô liu trong suốt kết hợp với sọc màu đỏ có mắt đen nổi bật trên thân màu đỏ, dọc thân màu nâu đen. Nó còn hay được gọi với tên Cá song kiếm mắt đen đuôi nhung, kiếm nhung, song kiếm mắt đen,..
- Song kiếm mắt đỏ
- Song kiếm KOI, mắt đỏ
- Song kiếm, kiếm nhung, mắt đen
Cá song kiếm mắt đỏ
Loại cá này các bạn sẽ rất khó phân biệt với cá song kiếm đỏ. Bởi hình dáng và đặc điểm của chúng gần như giống nhau chỉ khác phần đôi mắt của cá là màu đỏ. Chính điểm này cũng khiến cho cá có phần đặc sắc và được nhiều gia chủ ưa chuộng hơn.
Ngoài ra còn cá kiếm cảnh còn được nhân giống và lai với nhiều tên gọi khác nữa. Những loại cá đó cũng chưa thịnh hành trên thị trường cá cảnh Việt Nam. Tuy nhiên mỗi loại sẽ mang đến một màu sắc, đặc tính riêng khiến cho bể cá thêm phần thu hút.
Cách nuôi và chăm sóc cá kiếm cảnh
Cá kiếm cảnh là loài cá có đặc tính dễ nuôi và dễ chăm sóc nên nó phù hợp cho những người mới bắt đầu tập chơi cá cảnh. Nó rất dễ thích nghi với môi trường sống mới nên được mọi người nuôi trong bể cá cảnh nhà mình rất nhiều. Nhưng dù có dễ nuôi thế nào thì trong quá trình chăm sóc bạn cũng cần phải chú ý tới những điều kiện cơ bản để cá có thể sinh trưởng tốt.
Chọn con giống tốt
Cũng giống như các loài cá cảnh khác, khi đi mua cá cảnh từ các cửa hàng cá chúng ta cũng nên chọn thật kĩ càng không chỉ bởi giá trị của chúng mà còn là chúng là con cá mình ưng ý nhất để mang về nuôi. Cá kiếm cũng có nhiều loại trong nhiều phân khúc giá nhưng hay được ưa chuộng nhất là song kiếm và đơn kiếm mắt đỏ.
Về màu mắt thì không khó để phân biệt, các bạn nên chú ý về vảy và màu sắc của cá cũng như vậy. Chúng ta nên chọn những con cá khỏe mạnh biểu hiện ở thân hình không xước xát từ đầu đến đuôi, đặc biệt là thân hoặc đầu, do môi trường nuôi của các bể cá bán được các khách đến khua khoắng khá nhiều nên việc cá bị xước xát dẫn đến bị nhiễm bệnh thông qua các vết xước đó là rất cao dẫn đến cá yếu và nhanh chết.
Tiếp nữa là vảy, hãy để ý vảy của chúng có được xếp theo thứ tự, đồng đều nhau hay không, bộ vảy đồng đều và đẹp là cái mặt tiền rất tốt cho con cá của bạn rồi đó. Về màu mắt, hãy chọn những con có màu tươi, sáng, không nên chọn các con có màu ngả ố, đó là những con cá yếu.
Từ những yếu tố cơ bản đó bạn có thể quan sát để tránh lựa chọn những chú cá bị bệnh không những không sinh trưởng được ở môi trường mới mà còn ảnh hưởng đến nguồn nước và các loài cá khác trong bể cá.
Môi trường sống cho cá kiếm cảnh
Cá kiếm cảnh là loài cá dễ thích nghi với môi trường sống mới. Nên nuôi cá kiếm cảnh ở bể lớn bởi chúng đòi hỏi nhiều không gian bơi lội. Bể nuôi cũng cần đảm bảo sục oxy để đảm bảo được nồng độ oxy trong nước cao trong một môi trường nước không ổn định.
Để tốt nhất cho môi trường cá sống thì cá nên được nuôi ở nguồn nước tự nhiên ao, hồ, nước mưa. Trường hợp nuôi cá bằng nước máy thì ngâm độ 2 ngày để nước giảm lượng Clo không làm ảnh hưởng đến cá. Nước nên cứng vừa phải cần dao động từ 15-30 dGH, nhiệt độ nước từ 18 – 26 độ C.
Cá kiếm, là loài dễ nuôi và hiền, có thể nuôi chung với các cá cảnh khác như: cá huyết anh vũ, cá chép cảnh, cá phượng hoàng, tứ vân, cánh buồm, thần tiên, hắc kim…Chỉ cần những loại cá này có bản tính không quá hung làm ảnh hưởng đến sự sống của cá kiếm cảnh là được.
Được xem là loài cá có tính hiền lành có thể sống chung với nhiều loài cá khác. Cá đuôi kiếm không gây sự đánh nhau với các loại cá thủy sinh khác, nhưng trong thời gian giao phối con đực có thể hung hăng thậm chí đánh nhau nhau để tranh giành cá cái khi trong bể có nhiều hơn một chú cá đực.
Thức ăn cho cá kiếm cảnh
Cá đuôi kiếm là loài ăn tạp và thức ăn ngoài tự nhiên của nó bao gồm các nguồn thực vật, sâu, động vật giáp xác, giun, côn trùng cùng với thực vật phù du và một số tảo, cám có trong những ao hồ tự nhiên. Trong điều kiện nuôi nhốt tại những bể cá nhân tạo nó thường ăn tất cả các loại thực phẩm tươi sống, đông lạnh. Hoặc các gia chủ thường cho chúng ăn đồ ăn bột công nghiệp cho tiện lợi và không ảnh hưởng tới nguồn nước
Cá đuôi kiếm không phải là một loại cá kén ăn nhưng nó cần được cho ăn một chế độ ăn đa dạng nhiều lần hàng ngày với một lượng nhỏ. Bởi nó cũng cần được cung cấp lượng thức ăn vừa phải để ổn định cơ thể tránh bị ngạt chết. Vì thế các gia chủ nuôi cá chỉ cần chú ý đến lượng ăn của cá là được.
Chăm sóc cá kiếm đẻ
Cá đuôi kiếm là loài đẻ tự nhiên, tập tính đẻ theo đàn. Để phối chúng các bạn nên chọn 2 con cái khoẻ mạnh và 1 con đực to khoẻ cho chúng vào hồ nuôi chung. Thức ăn cho chúng nên là thức ăn tươi giàu đạm và canxi. Cá cái có thể đẻ từ 20-200 cá con sau một thời gian mang thai từ 25 đến 30 ngày.
Loại cá này trưởng thành hay cá cha mẹ có thể ăn thịt cá con khi chúng đói nên bạn nên tách cá con qua một bể nuôi khác hoặc chuẩn bị rong rêu hoặc cây thuỷ sinh tốt để làm chỗ trú cho cá con. Cá con trưởng thành sau khoảng 9 đến 12 tháng tùy vào lượng dưỡng chất và quá trình hấp thụ mà tốc độ phát triển của cá sẽ khác nhau. Từ thời điểm thụ tinh trứng phải mất khoảng bốn tuần để cá con phát triển đầy đủ trong bụng cá mẹ.
Mua cá kiếm cảnh ở đâu?
Để tìm mua được cá kiếm cảnh bạn có thể tìm đến các địa chỉ kinh doanh cá cảnh hoặc những làng chuyên cung cấp về cá cảnh để chọn mua. Tuy nhiên bạn cũng cần chọn mua tại những cơ sở uy tín để chọn lựa được những con cá kiếm cảnh khỏe mạnh nhất, đẹp nhất, dễ nuôi. Tất nhiên những con cá khỏe mạnh sẽ dễ dàng thích nghi với môi trường sống mới, tạo được sự ổn định trong quá trình sinh trưởng.
Ngoài ra tại những địa chỉ uy tín sẽ có những chuyên gia về cá, họ sẽ tư vấn và hướng dẫn bạn chăm sóc từng loại cá sao cho đúng cách, thích nghi tốt với môi trường tự nhiên. Bạn nên tham khảo địa chỉ trên các diễn đàn website trước khi đến tận nơi để lựa chọn cá để không mất quá nhiều thời gian và công sức. Hơn hết bạn cần phải xem đánh giá của người dùng về địa chỉ cung cấp đó có uy tín và mang lại cho khách hàng trước sự hài lòng không thì mới nên lựa chọn nhé!
Cá kiếm cảnh giá bao nhiêu?
Loại cá kiếm cảnh là loại cá rất phổ biến trên thị trường nó không chỉ được các gia chủ lựa chọn để làm đẹp cho bể cá cảnh mà nó còn thường được lựa chọn để diệt lăng quăng và bọ gậy trong bể cá. Cá kiếm cảnh được bán rất nhiều tại các cửa hàng cá cảnh với mức giá rất bình dân.
Giá của từng loại cá cảnh sẽ khác nhau phụ thuộc vào kích thước và độ linh hoạt của cá. Mức giá trung bình cho một con cá kiếm nhỏ chỉ từ 1.500 đến 3.000 đồng. Còn cá to thì rơi vào khoảng vài chục nghìn tùy độ ứng dụng và thích nghi của loài cá đó.
Tốt nhất bạn nên đến tận cửa hàng để chọn lựa và xem xét giá cả phù hợp trước khi mua nhé. Để đảm bảo luôn chọn được những chú cá khỏe đẹp cho bể cá nhà bạn.
Tạm kết
Cá kiếm cảnh là loài cá được đánh giá là dễ nuôi mang đến cho bể cá một vẻ đẹp tưới mới. Nó có tính ứng dụng cao trong trang trí bể cá cảnh, dễ thích nghi với các môi trường nước. Cũng vì thế mà nó được nhiều gia chủ lựa chọn làm cá cảnh trong bể cá cảnh nhà mình. Đối với những người chơi bể cá cảnh mini cũng thường lựa chọn cá kiếm cảnh để nó luôn thích ứng và khỏe mạnh. Từ đó giúp cho bạn có một không gian thư giãn, dễ chịu hơn khi chăm cá.
Mong rằng với những đặc tính và cách chăm sóc cá kiếm cảnh mà chúng tôi đưa ra trên có thể giúp bạn mua. lựa chọn và chăm sóc cá kiếm cảnh được tốt nhất. Tạo mỹ quan đẹp trong bể cá nhà mình.