Khi làm bánh, bạn cần biết bột nổi và bột nở là gì? Chúng có gì khác biệt và công dụng của chúng ra sao. Hãy đọc bài viết dưới đây của Hapigo để hiểu rõ hơn về các loại bột và cách phân biệt chúng nhé!
Bột nổi và bột nở có khác nhau không?
Bạn có từng thắc mắc bột nổi là gì, bột nở là gì, bột nổi tiếng Anh là gì và bột nổi có phải bột nởi không? Chúng ta cùng tìm hiểu để biết thêm thông tin về 2 loại bột này nhé.
Bột nở tiếng Anh có tên gọi là Baking Powder, hay cũng được biết đến là bột nổi. Do đó, thực chất 2 loại bột này vẫn là một và không có sự khác nhau giữa bột nở và bột nổi.
Loại bột này được phát hiện lần đầu vào năm 1843 bởi nhà sản xuất thực phẩm người Anh – Alfred Bird. Bột nổi là một hỗn hợp khô bao gồm Bicarbonate Soda. Chúng sở hữu một lượng nhỏ tinh bột có tác dụng giữ cho các thành phần khác khô ráo. Chất axit có trong bột nổi hay bột nở để tạo ra khí Carbon Dioxide cho các sản phẩm men khi nướng.
Hiện nay, hầu hết các loại bột nổi hay bột nở được sử dụng là loại tác động kép. Một loại bột chứa 1 loại axit sẽ phản ứng ở nhiệt độ phòng khi chất lỏng được thêm vào và 1 loại axit khác sẽ xảy ra phản ứng khi được làm nóng.
Theo thời gian, nếu bảo quản bột nổi hay bột nở không tốt thì chúng sẽ giảm dần chất lượng và không còn tốt như ban đầu, do đó chúng cần được bảo quản tốt trong túi hoặc hộp kín ở nơi khô ráo, mát mẻ.
Bạn có thể kiểm tra chất lượng của bột nổi hay bột nở bằng cách khuấy ½ muỗng cà phê bột nở vào 50ml nước nóng. Nếu xảy ra hiện tượng sủi bọt và có tiếng xèo xèo, chứng tỏ là bột vẫn còn tốt.
Qua những thông tin trên bạn đã biết bột nở và bột nổi có giống nhau không rồi đúng không nào. Vậy thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm các công dụng tuyệt vời của bột nổi và bột nở.
Công dụng của bột nổi
Công dụng chính của bột nổi hay bột nở là làm chất xúc tác giúp cho chiếc bánh được nở bông xốp hơn, đẹp hơn, tạo độ thơm ngon hấp dẫn cho các loại bánh ngọt. Sử dụng bột nở làm bánh sẽ khiến những chiếc bánh khi nở xốp, mềm nhẹ hơn, không gây cảm giác bứ.
Tuy nhiên có rất nhiều người đã dùng bột nổi, bột nở làm bánh nhưng thành phẩm chiếc bánh khi hoàn thành vẫn không được nở xốp đúng ý hoặc quá trình nở không tốt khiến bánh bị chai, cứng và cấu trúc bánh đặc lại.
Do đó để bột nổi phát huy được đúng công dụng của nó thì bạn chỉ nên cho nguyên liệu vào sau cùng nếu như trong công thức cơ bản không yêu cầu phải đánh trứng hoặc sau khi trộn các hỗn hợp bột và chất lỏng.
Vì khi bột nổi và bột nở gặp chất lỏng sẽ phản ứng và tạo nhiều bọt khí cacbon làm cho bánh khi nướng sẽ có nhiều lỗ rỗng hơn và bông xốp hơn. Tuy nhiên khi thực hiện trộn hỗn hợp không nên tham quá nhiều bột nổi tránh làm vỡ bọt khí và khiến bánh không nở.
Nếu bạn muốn biết bột nở làm bánh gì là thích hợp nhất, hãy tham khảo thêm các công thức làm bánh từ bột nở trên Youtube để được hướng dẫn chi tiết nhất nhé.
Bột nổi và bột nở có gì khác với men nở và muối nở?
Khi mới bắt đầu bắt tay vào công cuộc làm bánh, chắc chắn có không ít người nhầm lẫn giữa các loại bột với nhau. Đặc biệt là các loại bột gần giống nhau cả về tên gọi và hình thức như bột nở, muối nở và men nở.
Vậy bột nổi và muối nở, men nở khác nhau như thế nào?
Loại Men nở (Yeast)
Men nở hay còn được gọi với cái tên Yeast. Chúng là nguyên liệu thường được sử dụng để làm các loại bánh mì, bánh bao và nhiều món bánh cần độ nở xốp.
Men nở có công dụng giúp bánh nở xốp thông qua quá trình ủ với nhiệt độ lý tưởng nhất khoảng từ 10 – 37 độ C. Khi dùng men nở, bạn tuyệt đối không được để men tiếp xúc trực tiếp với muối. Nếu cần thiết, bạn có thể trộn muối với bột mì sau đó cho vào nước men ấm rồi mới cho vào bột.
Hiện nay, có 3 loại men nở đang được sử dụng phổ biến là:
– Men tươi: Đây là loại men có độ ẩm cao, thường được đóng thành hình khối. Đây là loại men làm cho bánh ngon hơn tuy nhiên tuổi đời thường khá ngắn và cần bảo quản tốt trong tủ lạnh.
– Men khô: Đây là loại men có hạt màu nâu, thô, và to. Khi cho men khô vào bột, cần phải cho vào nước ấm trước.
– Men Instant: Đây là loại men khô có hạt mịn và có thể trực tiếp trộn với bột bánh. Hãy lưu ý rằng men Instant sẽ tạo ra nhiều khí gas nên chỉ cần sử dụng một lượng ít hơn men khô.
Loại muối nở (Baking Soda)
Muối nở là gì? Muối nở và bột nở có khác nhau không? Khác với bột nổi hay bột nở, baking soda hay còn gọi là muối nở chỉ có tác dụng làm cho bánh nở một lần khi tiếp xúc với nước. Loại phụ gia này hay còn gọi là thuốc muối có dạng trắng mịn như bột, cũng có thể là chất rắn màu trắng, vị hơi mặn, có tính kiềm.
Muối nở được dùng trong các công thức làm bánh nhằm giúp cho bánh có độ xốp hơn và trong nấu ăn, người ta dùng muối nở để thúc đẩy các món hầm nhanh nhừ hơn. Ngoài ra, muối nở còn có là có nhiều tác dụng như: Chất khử mùi, tẩy trắng, làm đẹp da…
– Trong các công thức bánh có sử dụng baking soda, sau khi trộn xong bột, bạn nên đem nướng càng sớm càng tốt. Vì nếu để quá lâu mà không nướng, hơi khí sẽ không còn trong hỗn hợp bột nữa khiến cho bánh nở kém hoặc không nở được.
Các bạn có thể tham khảo ngay cách làm bánh với baking soda đơn giản thành công ngay lần đầu mà mình đã hướng dẫn.
– Trong các món bánh mà thành phần không có chất chứa acid (mật ong, đường nâu,.). thì chỉ được sử dụng bột nở chứ không được dùng baking soda.
– Có thể thấy rằng trong khi làm bánh, bột nổi hay bột nở được sử dụng linh hoạt hơn so với muối nở baking soda vì chúng giúp bánh nở tốt và chứa acid nhiều hơn.
– Còn trong các lĩnh vực khác ngoài làm bánh thì baking soda lại được ứng dụng đa dạng hơn cả. Chúng có thể sử dụng để vệ sinh nhà cửa, làm đẹp, tẩy trắng răng,.. Nhìn chung, công dụng mà baking soda mang lại trong đời sống đa dạng hơn hẳn so với tất cả các loại bột khác.
Những loại bột nổi chính hiện nay
Hiện nay bột nổi và bột nở được chia ra thành 2 loại chính
- Single-acting: loại bột này có tác dụng làm cho phần bột bánh nở ngay khi vừa tiếp xúc với nước.
- Double-acting: Làm cho bánh sẽ nở qua 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu là khi tiếp xúc với nước tương tự single-acting. Giai đoạn 2 là bánh nở khi tiếp xúc với nhiệt độ cao trong lò nướng.
Lưu ý khi dùng bột nổi và bột nở
Bột nổi hay bột nở (baking powder) thường được bảo quản ở bên trong hộp kín, ở nơi thoáng mát mát mẻ. Nên thay bột 6 tháng một lần để đảm bảo bánh được nướng ngon hơn.
Tuy nhiên đừng nên cho quá nhiều bột nổi vào trong bánh. Việc này sẽ làm cho bánh có vị hơi đắng một chút và có mùi khai khó ăn. Đó cũng chính là nguyên nhân làm cho bánh của bạn nở rất sớm nhưng rồi lại xẹp ngay lập tức.
Ngược lại nếu như sử dụng quá ít bột nổi, bột nở (baking powder) thì sẽ lại làm cho bánh bị đặc, không nở xốp. Chính vì thế, lời khuyên khi đong nguyên liệu làm bánh là bạn phải lấy một lượng thật chính xác nhé.
Một lưu ý cuối cùng khi sử dụng bột nổi, bột nở là khi trộn bột vào trong nguyên liệu làm bánh thì cần phải bỏ vào lò nhanh nhất có thể tránh để không khí thoát hết ra ngoài khiến bánh không thể nở được nữa.
Dùng nhiều bột nổi có tốt không?
Vì được cấu tạo bằng một số thành phần có tính chất hóa học. Vì vậy có ý kiến cho rằng loại bột nở này sẽ gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, chưa có thông tin nào chứng minh được rằng việc sử dụng bột nở trong làm bánh sẽ gây hại đến sức khỏe.
Mặc dù đã được đánh giá là khá an toàn cho sức khỏe, tuy nhiên chúng ta cũng không nên lạm dụng chúng trong quá nhiều quá trình chế biến thực phẩm hay làm bánh. Bởi vì nếu sử dụng quá nhiều chúng sẽ dẫn đến một số nguy cơ nhất định, đặc biệt là đối với những người có bệnh nền.
Tuy vậy, đối với bất kỳ loại bánh nào khi cần bột nổi và bột nở để làm nguyên liệu thì trong mỗi công thức làm bánh đều sẽ chỉ chứa một lượng rất nhỏ tính bằng đơn vị gram. Với liều lượng nhỏ như thế này thì chúng chỉ có thể đủ để làm bánh nở bông lên đẹp mắt chứ không có đủ khả năng gây hại. Vậy nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng bột nổi để làm bánh.
Trên đây là tất cả những thông tin bạn cần biết xoay quanh bột nổi và bột nở và các loại bột khác. Hi vọng rằng với những thông tin trên, bạn đã biết bột nổi và bột nở có khác nhau không, cũng như sẽ có thêm kiến thức về làm bánh để có thể tạo ra những chiếc bánh thật ngon nhé!
Ngoài ra, bạn có thể xem thêm cách chế biến món ăn, làm bánh với những nguyên liệu khác như Bột Nở Baking Powder, baking powder, hạt kê, whipping cream,…