Chat with us, powered by LiveChat

Bảng đo đường huyết là một công cụ tiện dụng giúp bạn theo dõi lượng đường trong máu, đặc biệt cần thiết với những người bị tiểu đường. Vậy làm thế nào để xác định được đâu là bảng đo đường huyết chuẩn hay bảng đo đường huyết phản ánh như thế nào về sức khỏe của bạn. Hãy cùng Hapigo tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Bảng đo đường huyết là gì?

Bảng đo đường huyết có tác dụng đo chỉ số carbohydrate có trong mỗi người góp phần phản ánh thực trạng sức khỏe hiện tại của bản thân. Đặc biệt, loại bảng đo đường huyết này có ý nghĩa thực sự quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường. Nó giúp các bác sĩ và bệnh nhân có thể theo dõi và kiểm soát lượng đường huyết trong máu một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất. 

Và để có thể đo chỉ số đường huyết glucose chuẩn xác nhất thì các bác sĩ sẽ dựa trên chỉ số HbA1c và EAG, dưới đây là một số các thông tin chi tiết về 2 chỉ số đó cho các bạn tham khảo:

Chỉ số HbA1c

Chỉ số HbA1c sẽ cho biết chỉ số đường huyết chính xác trong 3 tháng gần nhất. Chỉ số này khá đa dạng tên gọi, ví dụ như: Hemoglobin A1c, glycohemoglobin, xét nghiệm hemoglobin glycated. Và dù nó có nhiều tên gọi khác nhau như thế nào nhưng đặc điểm chung vẫn là phản ánh huyết sắc tố gắn glucose trong hồng cầu. 

bang do duong0huyet 2
Bảng đo đường huyết tiểu đường

Máu còn có tên gọi khác là hemoglobin. Có thể các bạn chưa biết, máu là một loại protein giàu hàm lượng kẽm và sắt. Chúng có vai trò chính là vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan trung ương khác. Đặc biệt, chúng sẽ liên kết với hemoglobin khi glucose đi vào máu. Vì thế cũng dễ hiểu càng nhiều hemoglobin liên kết thì sẽ càng có nhiều glucose. Lượng hồng cầu trung bình có đời sống là 120 ngày.

Vậy nên, xét nghiệm HbA1c sẽ cho chúng ta thấy dễ dàng được chỉ số đường huyết gần đây trong 3 tháng, giúp sớm phát hiện ra các loại bệnh lý liên quan đến máu mỡ, tim mạch, tiểu đường.

Chỉ số đo đường huyết trung bình (EAG)

Cách tính chỉ số EAG được tính theo 3 đơn vị được 4 tổ chức y tế và sức khỏe (ADA, IFCC, EASD, Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế) trên thế giới thông qua đó là: 

  • Tính chỉ số đường huyết glucose theo tỷ lệ phần trăm.
  • Tính theo công thức (mmol/mol) theo đơn vị IFCC
  • Tính theo công thức (eAG) theo đơn vị là mg/dL và mmol/L, ước lượng lượng glucose trung bình trong máu

Bảng đo chỉ số đường huyết chuẩn

HbA1cChỉ số đo EAG đường huyết trung bình
Mức lý tưởng<5,7%< 117 mg/dL
Tiền đái tháo đường5,7 – 6,4%117 – 137 mg/dL
Đái tháo đường>6,4%> 137 mg/dL
Nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường tăng dần6,5%140 mg/dL
7,0%154 mg/dL8,6 mmol/L
7,5%169 mg/dL9,4 mmol/L
8,0%183 mg/dL10,1 mmol/L
8,5%197 mg/dL10,9 mmol/L
9,0%212 mg/dL11,8 mmol/L
9,5%226 mg/dL12,6 mmol/L
10,0%240 mg/dL13,4 mmol/L
Bảng đo đường huyết

Bảng đo đường huyết thai kỳ

Optimized bang do duong huyet 3
Bảng đo đường huyết thai kỳ

Hiện nay, có rất nhiều bà mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ, và để giúp các bà mẹ có thể theo dõi đường huyết một cách hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến con nhỏ thì dưới đây là chỉ số đường huyết, bảng đo đường huyết thai kỳ cho các mẹ tham khảo

  • Đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường, bảng đo đường huyết khi đói sẽ là 5,1 – 7 mmol/l
  • Nếu bảng đo đường huyết của mẹ bầu khi đói là 7 mmol/l trở lên hoặc từ 11, 1 mmol/l ngẫu nhiên thì mẹ bầu bị tiểu đường lâm sàn
  • Nếu bảng đo đường huyết của mẹ bầu dưới 5,1 mmol/l thì mẹ bầu cần bổ sung đường qua đường ăn uống hàng ngày

Cảnh báo sức khỏe qua bảng đo đường huyết

Như đã giới thiệu bên trên, bảng chỉ số đo đường huyết góp phần phản ánh tình hình sức khỏe của bạn hiện tại đang như thế nào. Dưới đây chúng tôi sẽ thống kê các con số cũng như một vài cảnh báo sức khỏe thông qua bảng đo đường huyết cho các bạn tham khảo

Mức chỉ số đo đường huyết lúc đóiCảnh báo sức khỏe
Dưới 50 mg/dLCần bổ sung thêm đường, một số loại chất ngọt và đến thăm khám tại các cơ sở bệnh viện y tế uy tín
70 – 90 mg/dLCơ thể cần bù nước, bù đường nhiều hơn qua đường ăn uống. Nếu sức khỏe không được cải thiện. Bạn hãy đến thăm khám tại các cơ sở bệnh viện y tế uy tín
90 – 120 mg/dLMức đường huyết bình thường
120 – 137 mg/dLCó nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, cần đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để kiểm tra và ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh
160 – 240 mg/dLMắc bệnh tiểu đường. Bệnh nhân cần tuân thủ chế độ sinh hoạt điều độ, khoa học, chế độ dinh dưỡng hợp lý, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
240 – 300 mg/dLBệnh nhân cần tuân thủ chế độ sinh hoạt điều độ, khoa học, chế độ dinh dưỡng hợp lý, điều chỉnh lại liều lượng thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, tái khám định kỳ đều đặn
Trên 300 mg/dLBạn cần nhập viện ngay vì chỉ số đường huyết vượt quá mức cho phép, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. Nguy cơ cao bệnh nhân bị rơi vào tình trạng hôn mê sâu
Bảng đo đường huyết lúc đói

Một số tác động có thể thay đổi chỉ số đường huyết

Chỉ số đường huyết sẽ giúp các bác sĩ và người bệnh có thể quan sát được chỉ số năng lượng của các cơ quan giúp duy trì hoạt động sống. Dưới đây là một số yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số đường huyết mà bạn cần lưu ý, bao gồm:

Sự căng thẳng, stress


Stress, căng thẳng ảnh hưởng đến bảng đo đường huyết
Stress, căng thẳng ảnh hưởng đến bảng đo đường huyết

Có thể bạn chưa biết, những cơn căng thẳng, stress đến từ công việc hàng ngày sẽ tiềm ẩn những nguy cơ bị tăng đường huyết. Cụ thể khi đó, các cơ quan trong cơ thể sẽ tăng hàm lượng hormone, giải phóng chất dinh dưỡng khiến lượng đường trong cơ thể tăng giúp giải tỏa căng thẳng. Tuy nhiên về lâu về dài thì nó sẽ không tốt cho chỉ số đường huyết cũng như sức khỏe của bạn.

Rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ ảnh hướng đến bảng đo đường huyết
Rối loạn giấc ngủ ảnh hướng đến bảng đo đường huyết

Ngủ quá ít, ngủ quá nhiều, ngủ chập chờn, mất ngủ về đêm,… Đều là những triệu chứng rối loạn giấc ngủ khiến đường huyết tăng cao. Chất lượng giác ngủ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy chuyển, vận chuyển hóa đường huyết trong máu. Vì thế, các bệnh nhân mắc mắc bệnh hay kể cả người thường cũng cần chú ý đến giấc ngủ của mình hơn, đặc biệt không thức quá khuya để làm việc, xem phim, chơi điện thoại,… 

Nhiễm trùng

Optimized bang do duong huyet 6
Bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng đến bảng đo đường huyết

Một số loại bệnh có thể gây nhiễm trùng như bệnh hô hấp, bệnh cúm, một số loại bệnh truyền nhiễm phổ biến cũng dễ khiến cho bạn tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường huyết. Tình trạng mệt mỏi, chán ăn khi ốm sẽ khiến cơ thể mất đi hàm lượng dinh dưỡng cần thiết nên dễ bị tụt đường huyết hơn cơ thể người bình thường. 

Thuốc

Thuốc ảnh hưởng đến bảng đo đường huyết
Thuốc ảnh hưởng đến bảng đo đường huyết

Hiện nay có một số loại thuốc có thể khiến đường huyết tăng, ví dụ như thuốc kháng histamin, corticosteroid,… Ngoài ra, một vài loại thuốc lợi tiểu bài xuất kali khi tiểu cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vậy nên, nếu như bạn đang có nhu cầu sử dụng thuốc để điều trị một số bệnh khác thì bạn hãy tham khảo trước ý kiến bác sĩ nhé!  

FAQ – Những câu hỏi thường gặp

Tự đo đường huyết tại nhà có được không?

Bạn hoàn toàn có thể tự đo đường huyết tại nhà thông qua các sản phẩm que thử đường huyết, máy đo đường huyết có trên thị trường hiện nay. Một số loại máy đo đường huyết uy tín, chất lượng cao có thể kể đến như Roche, Johnson & Johnson, GE, Terumo,…

Người tiểu đường, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần cân bằng chế độ ăn như thế nào?

Nhìn chung, người bệnh tiểu đường hay mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên bổ sung tinh bột qua các sản phẩm ngũ cốc dinh dưỡng, gạo cám còn vỏ, rau củ, ăn thật nhiều rau xanh và hoa quả kết hợp với các bài thể dục đều đặn để có thể kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể một cách tốt nhất

Cần lưu ý những gì khi đo đường huyết?

Khi đo đường huyết tại bệnh viện, tốt nhất bạn nên nhịn đói ít nhất 8 tiếng để có thể cho ra kết quả chính xác nhất. Còn nếu đo đường huyết tại nhà, bạn nên rửa tay sạch kỹ trước đó, theo dõi đường huyết sau khoảng 1 – 2 giờ sau ăn, nếu đường huyết dưới 140mg/dl thì cơ thể bạn vẫn đang rất khỏe mạnh.

Lời kết

Mong rằng qua bài viết trên, chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn hiểu rõ hơn bảng đo đường huyết giúp mọi người có thể dựa vào những chỉ số trên và hiểu rằng cơ thể mình đang như thế nào. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể tham khảo thêm thực đơn cho người tiểu đường tuýp 2 mà chúng tôi đã tổng hợp trong các bài viết trước đó nhé! Và nếu như bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về các kiến thức chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp thì hãy đón xem các bài viết tiếp theo của Hapigo chúng tôi nhé!

Share.

Leave A Reply