Đối với những bạn thích các món ăn như sushi hay cơm cuộn thì chắc hẳn không còn xa lạ với rong biển. Tuy nhiên, bạn có biết rằng rong biển không chỉ ngon mà còn rất có lợi cho sức khỏe? Vậy rong biển có tác dụng gì đối với chúng ta? Cùng điểm qua ngay dưới đây.
Hàm lượng dinh dưỡng rong biển
Rong biển là một loại thực vật biển thuộc nhóm tảo và bao gồm một số loại như tảo nâu, tảo đỏ và tảo lục.
Từ lâu, rong biển đã là loại thực phẩm được con người đưa vào các bữa ăn của mình nhất là ở những khu vực gần biển ở châu Á. Không chỉ có hương vị thơm ngon độc đáo mà hàm lượng dinh dưỡng trong rong biển cũng khá đa dạng.
Một số thành phần dinh dưỡng chính chứa trong rong biển gồm có:
- Calo: 41
- Nước: 87 g
- Chất xơ: 2,2 g
- Carbohydrate: 8,1 g
- Natri: 250 mg
- Kali: 380 mg
- Canxi : 80 mg
- Phốt pho: 20 mg
- Beta caroten: 1958 mcg
- Vitamin C: 7 mg
Rong biển có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Hàm lượng dinh dưỡng của rong biển có dưới dạng chất xơ, khoáng chất. Đây cũng là thực phẩm giàu vitamin C, vitamin K… mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể.
1. Làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư
Lợi ích đầu tiên của rong biển là làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư. Từ kết quả nghiên cứu được thực hiện, rong biển có chứa hàm lượng Lignans giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư trong cơ thể.
Không chỉ vậy, rong biển còn được coi là loại thực phẩm có tác dụng khắc phục một phần các khối u ác tính và bệnh bạch cầu. Rong biển cũng khá hiệu quả để điều trị ung thư vú .
2. Giúp duy trì cân nặng hoặc giảm cân
Một số loại rong biển, chẳng hạn như rong biển nâu, có chứa sắc tố fucoxanthin , có thể giúp tăng tốc độ trao đổi chất và chuyển hóa chất béo thành năng lượng.
Điều này được xác nhận bởi một nghiên cứu về Fucoxanthin. Người ta giải thích rằng alginate (một chất xơ tự nhiên có trong rong biển nâu) có thể giúp ngăn chặn khoảng 75% sự hấp thụ chất béo trong ruột.
Ngoài ra còn có một hàm lượng chất xơ trong rong biển rất hữu ích giúp bạn no lâu hơn, từ đó làm chậm cơn đói.
3. Đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương
Công dụng hay ho không kém của rong biển là giúp vết thương nhanh lành.
Rong biển rất giàu vitamin K – đây là loại vitamin có thể hoạt động với tiểu cầu, giúp hình thành cục máu đông.
Loại vitamin này có trong bất kỳ loại rong biển nào, nhưng hàm lượng vitamin K trong rong biển xanh thì ít hơn một chút.
4. Chắc khỏe xương và răng
Cơ thể con người không thể tự sản xuất canxi, do đó luôn cần nạp từ bên ngoài vào một lượng nhất định để tránh tính trạng loãng xương. Rong biển chứa canxi có lợi cho việc duy trì xương và răng chắc khỏe. Hơn nữa, lượng canxi này còn có thể giúp duy trì chức năng tim, cơ và thần kinh.
5. Tăng năng lượng, ngăn ngừa thiếu máu
Một hàm lượng khác được tìm thấy trong rong biển là sắt. Lợi ích bạn có thể nhận được là sản xuất năng lượng để duy trì hoạt động.
Chất sắt trong rong biển cũng rất hữu ích để hình thành hemoglobin, các tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể.
Do đó, cơ thể cung cấp đủ lượng sắt cần thiết cũng có thể ngăn ngừa bệnh thiếu máu do nồng độ hemoglobin ở mức cân bằng.
6. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Lợi ích khác có trong rong biển là giúp người sử dụng giảm nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường. Điều này có được là do hàm lượng fucoxanthin trong rong biển rất hữu ích để cải thiện sự cân bằng lượng đường trong máu.
7. Ổn định chức năng tuyến giáp
Tuyến giáp có vấn đề có thể gây ra một số triệu chứng như suy nhược, yếu cơ và cholesterol cao . Thậm chí trong những trường hợp nghiêm trọng, nó có thể gây ra các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng như bướu cổ, đánh trống ngực và suy giảm trí nhớ.
Hàm lượng iốt trong rong biển có lợi ích giúp tuyến giáp của bạn khỏe mạnh.
8. Tăng đề kháng cho cơ thể
Rong biển có chứa nhiều loại khoáng chất và vitamin khác nhau chẳng hạn như magiê, kẽm , riboflavin, niacin, thiamin, vitamin A, B12, B6 và C. Đây là hàm lượng có các hợp chất chống oxy hóa , carotenoid và flavonoid rất hữu ích để bảo vệ cơ thể khỏi bị tổn thương tế bào.
Không chỉ vậy, các hợp chất chống oxy hóa và flavonoid từ rong biển còn giúp cơ thể ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và tiểu đường.
9. Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Các hợp chất chống oxy hóa trong rong biển rất hữu ích để ngăn ngừa nguy cơ tổn thương tế bào trong cơ thể cũng như bệnh tim.
Ngoài ra còn có các thành phần khác như kali và fucan có thể làm giảm nguy cơ mắc các nguyên nhân khác của bệnh tim như giảm sự gia tăng nồng độ cholesterol, huyết áp, nguy cơ hình thành cục máu đông.
Tham khảo thêm: Bột Gelatin là gì? Phân biệt Gelatin và bột rau câu
Các loại rong biển ngon bổ nhất
Theo thống kê, ở Việt Nam có đến hơn 800 loại rong biển khác nhau trong đó có gần 90 loại có giá trị kinh tế. Tuy nhiên trên thị trường thì chỉ có một số loại được bán và sử dụng, phổ biến nhất có thể kể đến như:
- Rong biển Arame
- Rong WAKAME
- Rong biển Kanten (thạch agar)
- Tảo bẹ
- Rong biển Kombu
- Rong nho
- Rong biển Hijiki
- Rong Klamath
- Rong biển Nori
- Rong Kanten
- Rong Dulse đỏ
- Rong Mozuku
- Tảo biển xoắn Spirulina
- Rong OGONORI
- Rong biển Tosaka
- Rong chỉ vàng (rong tóc tiên)
Ăn bao nhiêu rong biển là đủ?
Tuy có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng ăn quá nhiều rong biển có thể gây ra tình trạng thừa i-ốt trong cơ thể. Vì vậy, bạn nên hạn chế không nên ăn rong biển quá nhiều trong ngày.
Đặc biệt, đối với những bạn bị cường giáp – tuyến giáp hoạt động quá mức thì nên tránh sử dụng rong biển, vì i-ốt sẽ càng kích thích tuyến giáp.
Bên cạnh đó, rong biển còn hấp thụ các khoáng chất trong biển, nơi chúng sinh sống trong đó có asen và các kim loại nặng khác nên nếu tiêu thụ quá mức đương nhiên sẽ không tốt cho sức khỏe.
Hãy cân bằng các chất dinh dưỡng từ rong biển với các thực phẩm bổ dưỡng khác để cơ thể luôn khỏe mạnh nhé.