Mặt nạ nghệ xưa nay nổi tiếng là loại mặt nạ lành tính và đem lại hiệu quả cực tốt cho làn da với tác dụng rõ rệt nhất là giảm thiểu sự xuất hiện của mụn trứng cá và các tình trạng khác trên da
Trong bài viết này, hãy cùng Hapigo tìm hiểu về những lợi ích và tác dụng phụ của việc sử dụng mặt nạ nghệ trong việc chăm sóc da. Chúng ta cùng xem đâu là cách chăm sóc da mặt đúng với mặt nạ nghệ nhé.
Lợi ích cho làn da từ mặt nạ nghệ
Mặt nạ nghệ với thành phần chính là Curcumin có đặc tính chống viêm nổi bật đã được áp dụng vào lĩnh vực làm đẹp bằng cách sử dụng như một loại mặt nạ. Mặt nạ nghệ đã được chứng minh là có thể giúp điều trị các tình trạng sau:
Mặt nạ nghệ giúp điều trị mụn hiệu quả
Các vi khuẩn từ môi trường và các nguồn khác tiêu biểu như Cutibacterium acnes ( hay còn gọi là Propionibacterium acnes) là nguyên nhân gây ra các tổn thương viêm ở mụn trứng cá trên da mặt điển hình.
Một nghiên cứu năm 2017 đã thử nghiệm chiết xuất nghệ bằng cách sử dụng các dung môi khác nhau với các thành phần như: nước, etanol, hexan và dichloromethane.
Với thí nghiệm này, sau khi đo lường hoạt động chống oxy hóa thì các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng đây chính là một nguồn vi khuẩn tự nhiên tiềm năng có thể chống lại mụn trứng cá rất hiệu quả nhờ vào sự kết hợp của dichloromethane và chiết xuất nghệ.
Chính vì thế, sử dụng mặt nạ nghệ có tác dụng điều trị mụn hiệu quả.
Mặt nạ nghệ giúp phòng và chữa bệnh viêm da dị ứng
Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD) đề cập rằng người lớn thường có khả năng bị viêm da dị ứng quanh mắt. Viêm da cơ địa là một dạng của bệnh chàm. Đây là một tình trạng viêm xảy ra do các yếu tố di truyền, môi trường và miễn dịch.
Người bị bệnh chàm đã phát hiện ra rằng việc áp dụng tại chỗ các công thức có chứa chiết xuất từ nghệ, rau má và quả óc chó đã giúp giảm tình trạng sưng tấy, ngứa, phát ban đỏ,…rất hiệu quả.
Nghiên cứu kết luận rằng tất cả các công thức này có thể là những lựa chọn điều trị tại chỗ đầy hứa hẹn cho việc chữa bệnh chàm.
Mặt nạ nghệ giúp đẩy lùi lão hóa
Do tác dụng chống viêm và chống oxy hóa của nghệ mà việc sử dụng curcumin tại chỗ lâu dài có thể giúp điều trị và ngăn ngừa lão hóa da.
Một nghiên cứu cũ hơn theo dõi 28 phụ nữ trong 4 tuần cho thấy rằng việc thoa một loại gel thảo dược bao gồm hương thảo và nghệ đã cải thiện các dấu hiệu lão hóa do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và các yếu tố khác từ môi trường. Thậm chí họ còn cho rằng làn da đã trở nên săn chắc hơn chỉ sau 4 tuần đắp mặt nạ nghệ hàng ngày.
Chăm sóc vết thương, trị sẹo
Vết thương gây viêm tại vị trí chấn thương như một phần của quá trình chữa lành tự nhiên.
Nghệ bôi ngoài da dường như có lợi hơn cho vết thương so với việc trực tiếp uống bột nghệ.
Các nhà khoa học trên thế giới đã kết luận rằng sự kết hợp của curcumin, chitosan và collagen cho thấy nhiều hứa hẹn trong việc thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương ngoài da rất hiệu quả.
Hãy nhớ rằng rằng curcumin trong nghệ có đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm, tất cả đều đóng một vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương và điều trị sẹo.
Mặt nạ nghệ hỗ trợ bệnh vẩy nến ở mặt
Bệnh vảy nến ở mặt là một tình trạng viêm nhiễm gây ra các mảng khô, dày và dai dẳng trên mặt. Rất hiếm khi bệnh vẩy nến chỉ ảnh hưởng đến mặt và hầu hết những người có các triệu chứng trên bộ phận này của cơ thể cũng sẽ bị bệnh vẩy nến da đầu.
Những người bị bệnh vẩy nến có mức độ phosphorylase kinase (PhK) cao hơn những người không mắc phải tình trạng này. Phosphorylase kinase có thể hiểu là một loại protein góp phần vào quá trình sản xuất quá mức của các tế bào da.
Gel curcumin có thể giúp giảm sự xuất hiện của bệnh vẩy nến bằng cách ngăn chặn hoạt động của PhK.
Nghệ (và thành phần hoạt chất của nó, curcumin ) có đặc tính chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ da khỏi tác hại của các gốc tự do.
Không cần phải bàn cãi, nghệ trở thành một loại mặt nạ vô cùng hữu ích cho những ai muốn làm sáng da nhờ việc tinh chỉnh kết cấu da và nâng tông màu da.
4 cách làm mặt nạ nghệ cho làn da trắng sáng
Để mặt nạ nạ nghệ thêm hiệu quả hơn, bạn hoàn toàn có thể tự làm mặt nạ nghệ với những nguyên liệu sẵn có. Lưu ý rằng bạn nên dùng ⅛ đến ½ muỗng cà phê nghệ để tránh làm mặt nạ quá mạnh và làm sạm da
Dưới đây là 4 cách hữu ích để làm mặt nạ nghệ:
Thêm sữa chua để có làn da trắng sáng
Để làm mặt nạ nghệ cơ bản, bạn chỉ cần kết hợp ½ cốc sữa chua với ¼ thìa bột nghệ. Thoa một lớp đều lên da, để trong vòng 10 đến 20 phút, sau đó loại bỏ bằng nước ấm. Luôn nhớ giữ ẩm bằng kem dưỡng ẩm hoặc dầu dưỡng để không làm da bị khô thêm.
Trộn nghệ với sữa chua làm lớp nền sẽ tạo ra một kết cấu đẹp để đắp lên mặt như một loại mặt nạ . Thêm vào đó, sữa chua chứa đầy men vi sinh có thể giúp cân bằng hệ vi sinh vật của da. Nghệ chứa nhiều axit lactic, có thể nhẹ nhàng tạo độ mịn màng cho da.
Bạn có thể tham khảo kỹ hơn hướng dẫn làm mặt nạ nghệ sữa chua cũng như các tác dụng của chúng.
Kết hợp nghệ và lô hội để làm dịu da.
Lô hội là một chất nổi tiếng với công dụng làm mát da, đặc biệt hoàn hảo để làm dịu da khi bị cháy nắng. Để làm mặt nạ nghệ lô hội, bạn chỉ cần trộn lô hội tươi và sữa chua theo tỷ lệ 1:1 trong một cái bát cho đến khi bạn có được một hỗn hợp sền sệt như ý.
Đắp mặt nạ lên mặt và để yên trong 5 đến 10 phút. (Đừng để lâu hơn 20 phút, vì lô hội có thể mất tác dụng dưỡng ẩm và có khả năng gây kích ứng khi để trên da quá lâu) Sau đó rửa mặt thật sạch và lau khô.
Mặt nạ nghệ mật ong để hydrat hóa
Mật ong: Một trong những nguyên liệu phổ biến được tìm kiếm nhiều nhất trên mạng. Có một lý do mà mật ong vẫn là món đồ yêu thích của các tín đồ làm đẹp đó là khả năng cung cấp nước và giảm viêm vượt trội cho làn da.
Thêm một chút mật ong vào mặt nạ nghệ tự làm của bạn sẽ làm tăng khả năng ngậm nước của mặt nạ và nó rất tốt cho mụn trứng cá cũng như các vết thâm sẹo vì cả nghệ và mật ong đều mang lại lợi ích kháng khuẩn và chống viêm.
Bạn có thể thêm một ít bột nghệ vàng vào hỗn hợp sữa chua-nghệ của bạn hoặc tạo một lớp nền hoàn toàn mới theo công thức sau:
Trộn 1 muỗng canh mật ong thô hoặc mật ong Manuka, 1 muỗng cà phê nghệ xay, và ½ thìa cà phê bột ngọt, nước cốt chanh cho đến khi nó tạo thành hỗn hợp sền sệt.
Đắp mặt nạ và để trong 10 phút hoặc cho đến khi mặt nạ bắt đầu cứng lại, sau đó rửa sạch bằng nước ấm là đã hoàn thành.
Mặt nạ nghệ giấm táo để tẩy da chết nhẹ nhàng
Nếu bạn có màu da và cấu trúc da không đồng đều, hãy thêm một chút giấm táo vào hỗn hợp nghệ để làm sáng da và đồng đều màu da. Giấm táo tự nhiên chứa đầy axit alpha-hydroxy (AHA), có thể nhẹ nhàng hòa tan các tế bào da chết và để lại cho bạn làn da mịn màng và tươi mới.
Chỉ cần cẩn thận nếu bạn có làn da khô hoặc nhạy cảm mãn tính: Việc bôi giấm táo trực tiếp lên da có thể gây kích ứng đối với một số người. Đó là lý do tại sao các chuyên gia làm đẹp nói rằng chỉ cần thêm một vài giọt giấm táo vào mặt nạ nghệ trong hỗn hợp. Nếu bạn cảm thấy bất kỳ kích ứng nào bắt đầu xảy ra, hãy rửa sạch mặt ngay lập tức.
Làm thế nào để loại bỏ màu cam trên da sau khi đắp mặt nạ nghệ
Tuy sở hữu những lợi ích tuyệt vời cho da nhưng nghệ cũng khét tiếng là một chất nhuộm màu vì sẽ để lại màu vàng trên bất cứ vật thể nào tiếp xúc trực tiếp với chúng. Để tránh việc làn da của bạn có màu cam không thể tẩy rửa sau khi đắp mặt nạ nghệ, bạn chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ nghệ. Sau khi trộn với các hỗn hợp khác, màu vàng của nghệ sẽ mờ đi đôi chút, giảm thiểu tình trạng da bị ố màu.
Nghệ có khả năng làm xỉn màu da của bạn, nhưng nó chỉ là tạm thời. Curcumin, thành phần chính của nghệ, có thể hòa tan trong dầu. Vì vậy, một chất tẩy rửa dầu nhẹ nhàng sẽ có thể loại bỏ các sắc tố màu vàng trên da ngay cả khi phải mất một vài lần để chúng hoàn toàn sạch.
Sai lầm cần tránh khi đắp mặt nạ nghệ
Để tránh những tác dụng phụ không đáng có trên da sau khi đắp mặt nạ nghệ, chúng ta cần phải tránh một số sai lầm sau khi thoa tinh bột nghệ lên trên da. Một số sai lầm mà mọi người thường mắc phải có thể kể đến như:
Trộn các thành phần không cần thiết vào mặt nạ nghệ
Nghệ vừa là gia vị, vừa là một chất làm đẹp rất tuyệt vời. Tuy nhiên khi trộn chúng với các thành phần khác, bạn cần phải xem xét kỹ đó là thứ gì, có gây ra phản ứng hóa học không tốt nào hay không.
Thông thường trong lĩnh vực làm đẹp, mặt nạ nghệ thường được kết hợp với các sản phẩm như nước hoa hồng, sữa chua và nước sạch. Đừng nên trộn lẫn tất cả những thứ bạn có để làm mặt nạ nghệ và đắp lên trên da. Điều này có thể gây tổn hại cho làn da của bạn nếu như những chất đó có phản ứng với nghệ.
Đắp mặt nạ nghệ quá lâu
Như đã nói ở trên, nghệ dễ dàng để lại màu vàng trên bất cứ thứ gì chúng tiếp xúc cùng. Ngoài ra việc đắp nghệ quá lâu cũng sẽ khiến da dễ nổi mụn hơn.
Khi đắp mặt nạ nghệ, bạn cần phải chú ý về thời gian. Chỉ nên để chúng trên da trong khoảng 20 phút rồi sau đó rửa sạch lại với nước sạch. Khoảng thời gian này áp dụng với hầu hết các sản phẩm mặt nạ khác để tránh gây kích ứng da.
Rửa mặt không kỹ sau khi đắp mặt nạ nghệ.
Đây là điều mà rất nhiều người mắc phải sau khi đắp mặt nạ nghệ. Sau khi loại bỏ nghệ trên da mặt, một bước rất quan trọng là cần phải rửa mặt lại thật kỹ với nước ấm hoặc nước lạnh. Sau đó nhẹ nhàng thoa kem dưỡng ẩm để tăng hiệu quả của việc chăm sóc da.
Sử dụng xà phòng sau khi đắp mặt nạ nghệ
Một sai lầm điển hình khác của người sử dụng mặt nạ nghệ là họ thường rửa mặt bằng xà phòng sau khi đắp mặt nạ để loại bỏ màu vàng nghệ để lại trên da. Tuy nhiên các chuyên gia lưu ý rằng sau khi đắp mặt nạ nghệ, hãy tránh sử dụng xà phòng trên da ít nhất là 24-28 giờ để tránh da bị tổn thương nghiêm trọng.
Đắp mặt nạ nghệ không đồng đều
Một sai lần cuối cùng mà mọi người thường mắc phải khi đắp mặt nạ nghệ là thoa lên mặt không đồng đều. Điều này sẽ làm cho mặt nạ nghệ không phát huy được hết tác dụng vì nó không phủ được hoàn toàn khuôn mặt của bạn.
Không những thế, sau khi rửa sạch mặt bạn có thể nhận thấy sự loang lổ sắc tố trên da vì màu cam do nghệ để lại không đồng đều.
Ngoài việc đắp mặt nạ nghệ cho da mặt, bạn nên đắp mặt nạ nghệ lên cả vùng cổ để da mặt da cổ đồng đều sắc tố.
Phản ứng phụ khi đắp mặt nạ nghệ
Với bất cứ loại mặt nạ gì, để tránh những dị ứng không đáng có thì bạn nên kiểm tra phản ứng với da trước khi sử dụng cho khuôn mặt.
Bạn có thể tiêu thụ gia vị không có nghĩa là da của bạn sẽ dung nạp nó theo cách tương tự. Đôi khi mọi người có thể có những phản ứng không mong muốn với việc điều trị tại chỗ, đặc biệt nếu bạn có làn da nhạy cảm. Mặt nạ nghệ là loại mặt nạ an toàn khi sử dụng với nguyên liệu hoàn toàn lành tính từ thiên nhiên, tuy nhiên chúng cũng có một số rủi ro nhất định về việc viêm da.
Nếu một người bị viêm da, họ có thể nhận thấy các triệu chứng sau:
- Cảm giác bị côn trùng đốt, ngứa, châm chích hoặc đau nhức
- Da đỏ bừng và viêm nhiễm
- Da có vảy
Trước khi đắp mặt nạ nghệ, một người nên thử một lượng nhỏ hỗn hợp lên da cổ tay và đợi một vài giờ để xem liệu chúng có phản ứng với da hay không.
Ngay khi thấy bất kỳ dấu hiệu dị ứng không mong muốn nào, bạn cần phải ngừng sử dụng nghệ ngay lập tức.
Theo một số báo cáo từ nghiên cứu trên thế giới, sử dụng nghệ tại riêng một vùng da trên mặt cũng có thể tạm thời làm sạm da.
Các mẹo chăm sóc da mặt khác
Mọi người có thể áp dụng các mẹo khác để giúp da luôn mềm mại và sạch sẽ.
- Sử dụng chất tẩy rửa nhẹ nhàng không chứa cồn để tránh làm khô da
- Làm ướt mặt bằng nước ấm và sử dụng các đầu ngón tay để thoa sữa rửa mặt
- Tránh chà xát da, vì điều này có thể gây kích ứng da
- Rửa mặt bằng nước ấm và thấm khô bằng khăn mềm
- Thoa kem dưỡng ẩm nếu da mặt bị khô hoặc ngứa, chú ý không thoa quá mạnh lên vùng da mỏng manh quanh mắt
- Chỉ rửa mặt vào buổi sáng và buổi tối, và sau khi đổ mồ hôi
Kết luận
Do đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm mà mặt nạ nghệ mang lại cho làn da, sử dụng mặt nạ có chứa nghệ có thể giúp điều trị các tình trạng viêm da, chẳng hạn như mụn trứng cá, vết thương hoặc viêm da dị ứng.
Tuy nhiên, một số người có thể bị viêm da nếu họ bôi loại gia vị này lên da. Những người gặp phải các triệu chứng của phản ứng dị ứng nên ngừng sử dụng nghệ ngay lập tức.
Trên đây là tất cả những thông tin liên quan tới mặt nạ nghệ, công dụng, cách sử dụng và tác dụng phụ của chúng.Hapigo chúc bạn có một làn da như mơ ước!