Mụn rộp sinh dục ở miệng cũng là bệnh lý đang được rất nhiều người quan tâm. Bệnh mụn rộp sinh dục vùng môi, miệng có thể mang lại những triệu chứng vô cùng khó chịu và làm người bệnh cảm thấy mất tự tin. Vậy làm thế nào để có thể phòng ngừa căn bệnh này? Cùng mình tham khảo các nội dung trong bài viết dưới đây để nắm được nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị, phòng ngừa căn bệnh này nhé.
Khái quát về bệnh mụn rộp sinh dục ở miệng
Mụn rộp sinh dục ở miệng là tình trạng mà người bệnh bị nhiễm virus Herpes SimPlex loại 1 gây ra với các triệu chứng xuất hiện chủ yếu là ở phần miệng, môi, lưỡi, má, cằm, cổ,… nói chung là ở hầu hết các khu vực trên khuôn mặt của người bệnh.
Ngoài ra bệnh mụn rộp sinh dục ở miệng cũng có thể gây nên một số tình trạng nghiêm trọng hơn như sốt cao, đau cơ hay sưng hạch bạch huyết. Theo đó bạn sẽ cần phải phát hiện bệnh sớm để đảm bảo có thể điều trị một cách kịp thời.
Nguyên nhân gây mụn rộp sinh dục ở miệng
Nguyên nhân trực tiếp có thể gây nên tình trạng mụn rộp sinh dục ở miệng chính là do virus HPV 1 xâm nhập vào cơ thể. Theo đó virus sẽ lây lan vô cùng nhanh chóng từ 3-7 ngày kể từ khi bắt đầu bị lây nhiễm từ người bệnh.
Một số nguyên nhân phổ biến có thể gây nên tình trạng mụn rộp sinh dục ở miệng bao gồm:
- Virus có thể xâm nhập vào cơ thể người bệnh thông qua các vết trầy xước trên da hoặc màng nhầy, tinh dịch.
- Lây nhiễm qua đường sử dụng các đồ cá nhân chung như cốc uống nước, khăn tắm, sonmooi,…
- Mụn rộp sinh dục ở miệng có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai.
- Lây truyền virus mụn rộp sinh dục ở miệng qua đường máu.
- Hệ miễn dịch bị suy yếu cũng là nguy cơ khiến bạn bị mắc virus mụn rộp sinh dục ở miệng.
- Việc thực hiện các phẫu thuật ở vùng môi cũng là nguyên nhân gây nên mụn rộp sinh dục ở miệng.
Các giai đoạn phát triển của mụn rộp sinh dục miệng
Giai đoạn 1: Nhiễm trùng tiên phát
Ban đầu virus sẽ xâm nhập vào da hoặc màng nhầy, thông qua các vết nứt nhỏ hoặc bị vỡ sau đó dần phát triển trong cơ thể. Trong giai đoạn này bạn sẽ có các dấu hiệu như mụn nước, lở loét hoặc cơ thể bị sốt.
Giai đoạn 2: Độ trễ
Khả năng lây lan của căn bệnh này sẽ là từ vị trí bị nhiễm bệnh sau đó có thể chuyển đến một khối mô thần kinh ở phần cột sống, thường được gọi là hạch gốc. Theo đó virus sẽ bắt đầu sinh sản trở lại và ít khi xuất hiện các triệu chứng cho đến khi được kích hoạt trở lại bởi một nguyên nhân nào đó.
Giai đoạn 3: Tái phát bệnh
Ở giai đoạn này, khi con người cảm gặp phải các loại căng thẳng nhất định, thay đổi cảm xúc trong cơ thể thì có thể khiến cho virus hoạt động trở lại và thậm chí có thể xuất hiện rất nhiều các triệu chứng mới. Các yếu tố phổ biến nhất có thể khiến bệnh mụn rộp sinh dục ở miệng tái phát là thay đổi nội tiết tố, bị bệnh, căng thẳng, mệt mỏi, miễn dịch bị ảnh hưởng,…
Dấu hiệu bị mụn rộp sinh dục ở miệng
Để giúp cho người bệnh có thể phát hiện bệnh nhanh chóng, kịp thời, bạn sẽ cần phải nắm được một số dấu hiệu bên dưới đây:
- Khu vực miệng bị nổi mụn, có cảm giác nóng rát, đau môi.
- Người bệnh có cảm giác bị ngứa tại những khu vực bị nhiễm trùng, thường là trước khi vết loét xuất hiện.
- Ban đầu các vết loét thường sẽ xuất hiện trên các nền đỏ và sau một thời gian thì bắt đầu khô dần đ, chuyển màu vàng nhạt và bong vảy dần.
- Những người bị mụn rộp sinh dục ở miệng sẽ có cảm giác bị đau môi trong quá trình sinh hoạt hàng ngày.
- Xuất hiện các vết loét ở cổ họng, môi, mặt trước lưỡi, mặt trong của má hoặc vòm miệng gây đau rát khi ăn uống.
- Phần nướu có thể có màu đỏ, bị sưng nhẹ và xuất hiện chảy máu.
- Những người đang trong độ tuổi niên thiếu thường sẽ có triệu chứng đau họng nhiều hơn với các vết loét nông, bao quanh vùng amidan và có màu xám.
- Biểu hiện rõ ràng nhất khi bị mụn rộp sinh dục miệng ở trẻ em chính là bé thường xuyên bị chảy rãi.
Có thể thấy bệnh mụn rộp sinh dục ở miệng thường có tốc độ lây lan vô cùng nhanh chóng, có thể xuất hiện các dấu hiệu trên khắp vùng miệng, mặt, gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Vì vậy người bệnh cần phải phát hiện bệnh sớm và điều trị nhanh chóng để hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.
Bệnh mụn rộp sinh dục ở miệng có chữa được không?
Bệnh mụn rộp sinh dục ở miệng có chữa được không cũng là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Có cách nào để chữa tận gốc bệnh mụn rộp sinh dục ở miệng không? Bệnh mụn rộp sinh dục ở miệng cũng được liệt kê vào một trong những căn bệnh xa hội với nguy cơ lây nhiễm cao nhưng căn bệnh này hoàn toàn có thể được chữa trị tận tốc nếu phát hiện và điều trị kịp thời.
Hiện nay trên thị trường đã có rất nhiều các loại điều trị bệnh mụn rộp sinh dục ở miệng với thời gian nhanh chóng, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên bạn cũng cần phải phát hiện bệnh trong thời gian sớm nhất để đảm bảo có thể áp dụng các phương pháp điều trị một cách phù hợp nhất.
Nếu như bạn phát hiện bệnh khi đã quá muộn hoặc chủ quan không thực hiện các phương pháp điều trị thích hợp thì khả năng bệnh có thể phát triển thành biến chứng là vô cùng cao. Lúc này sẽ rất khó để điều trị bệnh hoặc phải mất một thời gian tương đối dài, khó khăn để có thể loại bỏ hoàn toàn bệnh ra khỏi cơ thể.
Bên cạnh đó bạn cũng không nên tự mình áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà mà không có chỉ dẫn từ các bác sĩ. Vì vậy khi có bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ lây nhiễm virus mụn rộp sinh dục ở miệng, tốt nhất là bạn nên đến các cơ sở y tế có y tín để đảm bảo được khám chữa và điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Cách điều trị mụn rộp sinh dục ở môi, miệng hiệu quả
Căn bệnh mụn rộp sinh dục ở miệng hoàn toàn không thể tự khỏi mà phải áp dụng các cách điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Theo đó bệnh sẽ được điều trị theo một số phương pháp dưới đây:
Điều trị mụn rộp sinh dục ở môi, miệng tại nhà
Khi người bệnh bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu mụn rộp sinh dục ở lưỡi, miệng thì bạn hoàn toàn toàn có thể áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà, hạn chế việc phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh. Trong đó bao gồm các phương thức như:
- Người bệnh nên giữ thói quen súc miệng nước muối thường xuyên để giúp diệt khuẩn nhanh chóng, làm giảm các nguy cơ nhiễm trùng vùng miệng.
- Sử dụng nước muối để vệ sinh các khu vực như môi, lưỡi để loại bỏ vi khuẩn, hạn chế các viêm nhiễm.
- Lô hội cũng là một trong những cách điều trị mụn rộp sinh dục ở miệng tại nhà được rất nhiều người lựa chọn. Lô hội có đặc tính giúp làm dịu, đảm bảo có thể chữa lành các vết thương, vết lở loét một cách nhanh chóng.
- Sữa chua cũng được biết đến với công dụng kháng lại virus gây mụn rộp sinh dục ở miệng, giúp đẩy nhanh quá trình làm lành da. Người bệnh có thể thực hiện bằng cách bôi sữa chua lên các khu vực đang bị lở loét, để một lúc và rửa sạch lại với nước.
- Sữa cũng là thành phần có chứa chất béo và canxi vô cùng dồi dào, đảm bảo có thể chống lại các virus gây nên lở loét, nhiễm trùng. Tương tự như sữa chua, bạn có thể bôi sữa lên các vùng da lở loét, để một lúc và rửa sạch lại với nước.
- Nha đam cũng là một trong những cách điều trị mụn rộp sinh dục ở miệng được rất nhiều người đánh giá cao. Theo đó loại cây này sẽ có tác dụng làm dịu các triệu chứng ngứa ngáy, giảm sưng tấy với các khu vực đang bị tổn thương.
- Bạn cũng có thể tự điều trị các triệu chứng mụn rộp sinh dục ở môi, lưỡi tại nhà bằng cách thoa mật ong hàng ngày trong khoảng 30 phút rồi xả lại với nước sạch.
- Tỏi cũng là một trong những thành phần có khả năng điều trị mụn rộp vô cùng hiệu quả. Các thành phần có trong tỏi đảm bảo sẽ giúp điều trị mụn rộp ở miệng một cách nhanh chóng và an toàn nhất.
Ngoài ra người bệnh cũng có thể sử dụng khăn ướt để chườm lên các vết thương, vết loét, mỗi ngày 3-4 lần trong khoảng 15 đến 20 phút để làm giảm ngứa ngáy, kích ứng của các vết thương.
Hình thành cho mình thói quen uống nhiều nước, xây dựng thực đơn ăn uống một cách lành mạnh để đảm bảo sức đề kháng tốt nhất cho cơ thể, hạn chế nguy cơ bị virus tấn công dễ dàng.
Trong thời gian điều trị bệnh mụn rộp sinh dục ở miệng, bạn cũng có thể bổ sung trà gừng mỗi ngày để hạn chế mụn rộp phát triển. Thời điểm lý tưởng nhất để uống trà gừng là vào mỗi buổi sáng.
Tuy nhiên nếu bạn có tiền sử bị đau dạ dày hoặc huyết áp cao thì tốt nhất là không nên sử dụng quá nhiều trà gừng, chỉ nên sử dụng từ 1-2 lần mỗi tuần là phù hợp nhất.
Các phương pháp điều trị mụn rộp sinh dục ở miệng, môi tại nhà đều được đánh giá là khá đơn giản, nhanh chóng và lành tính. Tuy nhiên các phương pháp này sẽ chỉ phù hợp với các trường hợp nhẹ hoặc đang ở giai đoạn đầu, triệu chứng còn nhẹ.
Điều trị bệnh mụn rộp sinh dục ở lưỡi, miệng bằng thuốc
Bên cạnh việc điều trị mụn rộp sinh dục ở miệng tại nhà, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp điều trị bằng thuốc. Các loại thuốc này sẽ có tác dụng trong việc làm giảm các triệu chứng bệnh, giảm đau ở các khu vực đang bị tổn thương trong thời gian ngắn nhất.
Bên cạnh các loại thuốc như kháng virus, thuốc bôi tại chỗ, thuốc giảm đau để điều trị các triệu chứng bệnh thì bác sĩ cũng có thể kê thêm một số loại thuốc vitamin, tăng cường đề kháng cho bệnh nhân, giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn.
Để đảm bảo việc điều trị mụn rộp sinh dục bằng thuốc có thể diễn ra nhanh chóng, hiệu quả nhất, người bệnh cần phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn cũng như các chỉ định của các bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về nhà để điều trị mà không có hướng dẫn, chỉ định từ các bác sĩ chuyên khoa.
Cách ngăn ngừa mụn rộp sinh dục ở miệng
Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh mụn rộp sinh dục ở miệng cũng như một số căn bệnh lây nhiễm khác, bạn sẽ cần phải hình thành cho mình các thói quen tốt như:
- Không nên quan hệ tình dục với những người mình không biết rõ như gái mại dâm, “tình một đêm” để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Tuân thủ lối sống gia đình chung thủy, một vợ một chồng.
- Khi quan hệ tình dục tốt nhất là bạn nên sử dụng các biện pháp an toàn để hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm.
- Không nên quan hệ tình dục với người khác trong thời gian đang bị nhiễm virus mụn rộp sinh dục ở miệng hoặc đang điều trị bệnh.
- Nên thẳng thắn trao đổi với “đối tác” của mình về tình trạng sức khỏe để có thể ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm và làm lây nhiễm virus mụn rộp sinh dục ở miệng cho những người xung quanh.
- Sau khi quan hệ tình dục bạn nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ, lau khô bằng khăn mềm để hạn chế môi trường phát triển của các loại vi khuẩn.
- Sau khi đi vệ sinh nên rửa tay bằng xà phòng để đảm bảo hạn chế việc lây nhiễm các virus gây bệnh.
- Học cách đối phó với các căng thẳng để ngăn ngừa tình trạng stress kéo dài bởi một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng mụn rộp sinh dục ở miệng chính là do stress kéo dài, làm giảm khả năng đề kháng, hệ miễn dịch của cơ thể.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để đảm bảo có thể tăng cường đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh chế độ ăn uống bạn cũng nên thực hiện việc tập thể dục, chơi thể thao thường xuyên, tăng cường sức khỏe thể chất cho bản thân.
- Không nên phơi nắng quá lâu hoặc để da bị cháy nắng bởi việc để da bị chát nắng cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc tái phát bệnh mụn rộp sinh dục ở miệng.
- Nên giữ thói quen bổ sung nước thường xuyên cho cơ thể, tránh để môi bị khô.
- Không nên sử dụng chung các loại đồ dùng cá nhân với người khác, đặc biệt là các đồ dùng dễ lây nhiễm vi khuẩn như khăn mặt, bàn chải, rao cạo râu,…
- Đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh nếu bạn nhận thấy có các dấu hiệu nhiễm virus mụn rộp sinh dục ở miệng để được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, tránh làm bệnh xuất hiện biến chứng khó chữa.
FAQs – Những câu hỏi liên quan
Bệnh Herpes môi kiêng ăn gì?
Bệnh Herpes môi hay mụn rộp sinh dục ở miệng sẽ cần phải kiêng một số loại đồ ăn, thức uống như:
– Các chất kích thích, đồ uống có cồn như cà phê, rượu bia,…
– Không nên ăn quá nhiều đồ cay nóng trong các bữa ăn hàng ngày.
– Các loại thức ăn nhiều chất béo cũng nên được hạn chế.
Mụn rộp sinh dục ở miệng có tự khỏi không?
Mụn rộp sinh dục tự khỏi là điều hoàn toàn không thể xảy. Vì vậy bạn cần phải phát hiện bệnh nhanh chóng và kịp thời điều trị để đảm bảo có thể loại bỏ virus một cách triệt để mà không gây nên các biến chứng cho cơ thể.
Tuyệt đối không nên chủ quan khi biết mình mắc bệnh, ngay cả khi các dấu hiệu trong quá nghiêm trọng. Việc không điều trị hoặc điều trị muộn có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nghiêm trọng mà bạn không hề mong muốn.
Bệnh mụn rộp sinh dục ở miệng có ngứa không?
Mụn rộp sinh dục ở miệng thường gây nên cảm giác ngứa rát, đau đớn cho bệnh nhân, khiến bệnh nhân cảm thấy vô cùng khó chịu. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc bôi để làm giảm cảm giác ngứa ngáy cũng như giúp các vết thương được nhanh lành nhất có thể.
Lời kết
Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp cho bạn có thể nắm được các thông tin cơ bản nhất về bệnh mụn rộp sinh dục ở miệng. Theo đó bạn sẽ có cho mình hiểu biết để phòng ngừa và phát hiện ra bệnh sớm nhất, kịp thời áp dụng các biện pháp điều trị đúng đắn.
Ngoài ra bạn cũng có thể thêm khảo thêm một số căn bệnh lây nhiễm phổ biến khác như: bệnh hạ cam, u nhú sinh dục,… trong các bài viết khác của Hapigo nhé.